Journal of Science and Technology -NTTU

Duyệt

Những tài liệu tải lên gần đây

Đang hiển thị 1 - 20 của tổng số 425 kết quả
  • Tài liệu
    Quality of life of patients with chronic renal failure on intermittent hemodialysis at Binh Dan Hospital, Ho Chi Minh City in 2024
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyen, Van Canh
    This study aimed to evaluate the quality of life (QoL) and related factors among patients with chronic renal failure undergoing hemodialysis at Binh Dan Hospital in Ho Chi Minh City. A cross-sectional study design was used, surveying 330 patients aged 18 to 59 with the WHOQOL-BREF questionnaire, which assessed four domains: physical health, psychological well-being, social relationships, and environmental factors. The findings showed that QoL was moderate overall, with physical health (mean score of 44.2) and psychological well-being (mean score of 45.7) scoring lower than social relationships (mean score of 51.3) and environmental factors (mean score of 53.1). Age was negatively correlated with physical and psychological health, while education and income were positively associated with better social and environmental scores. Frequent dialysis and comorbidities, such as diabetes, were linked to poorer physical and psychological health. The study emphasizes the need for comprehensive care approaches that address physical, psychological, and social aspects to enhance the well-being of hemodialysis patients.
  • Tài liệu
    Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời indapamid và perindopril tert-butylamin trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Đinh, Thị Lan Linh; Nguyễn, Thành Nghĩa
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây dựng và thẩm định quy trình định lượng đồng thời indapamid và perindopril tert-butylamin trong viên nén bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất sẵn có. Một phương pháp đã được xây dựng để định lượng đồng thời indapamid và perindopril tert-butylamin với pha động gồm acetonitril-nước acid percloric 0,01 % (33:67), pha tĩnh là cột HiQ sil C18HS (250 mm × 4,6 mm, 5 µm), nhiệt độ cột 35 ℃, tốc độ dòng 1,2 mL/phút, thể tích tiêm mẫu 10 µL, đầu dò PDA, bước sóng phát hiện 215 nm. Điều kiện xử lý mẫu: chiết bằng ethanol, không siêu âm. Phương pháp đã được thẩm định đạt yêu cầu theo hướng dẫn của ICH gồm tính phù hợp hệ thống; độ đặc hiệu; tính tuyến tính từ (5-35) ppm và (10100) ppm lần lượt cho indapamid và perindopril tert-butylamin với hệ số tương quan R > 0,9999; giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng lần lượt là 0,59 ppm và 1,79 ppm với indapamid và 1,47 ppm và 4,45 ppm với perindopril tert-butylamin; độ đúng, tỷ lệ thu hồi (98,0-102,0) %; độ chính xác SD < 2,0 %.
  • Tài liệu
    Đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết giữa nhóm thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 và nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2 trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Thị Chi; Phạm, Hồng Thắm
    Tại Việt Nam, nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2 và nhóm thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 sử dụng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá hiệu quả điều giữa nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2 và nhóm thuốc ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 trong việc kiểm soát đường huyết. Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trong khoảng thời gian từ tháng 1-2024 đến tháng 6-2024 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Kết quả cho thấy, đa số bệnh nhân dụng liệu pháp kết hợp với metformin (trên 80 %), hoạt chất được chỉ định nhiều nhất trong nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-Glucose 2 là empagliflozin với 70,40 %, kế tiếp là dapagliflozin với 29,06 %; hoạt chất được chỉ định nhiều nhất trong nhóm ức chế men Dipeptidyl peptidase-4 là sitagliptin với 65,00 %, kế tiếp là vildaglitin với 23,30 % và cuối cùng là linagliptin chiếm 11,70 %. Cả hai nhóm đáp ứng hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết và không làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.
  • Tài liệu
    Ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến tác dụng an thần của Viễn chí trên thực nghiệm
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Thị Phương Thùy; Danh, Đức Khải; Lư, Bích Ngọc Giàu; Vũ, Thị Hiệp
    Viễn chí có tác dụng an thần ích trí, hóa đàm, chỉ khái, giải độc, nhưng khi dùng sống có thể gây kích ứng dạ dày và tổn thương đường ruột. Để giảm độc tính và tăng hiệu quả điều trị, Viễn chí được bào chế bằng nhiều phương pháp, trong đó Bộ Y tế Việt Nam hướng dẫn hai phương pháp là Viễn chí sao cám và Viễn chí chích cam thảo. Trong nghiên cứu này, tác dụng an thần được đánh giá bằng mô hình sáng tối và rotarod. Kết quả cho thấy Viễn chí phiến không thể hiện tác dụng an thần ở liều thử nghiệm. Viễn chí sao cám và Viễn chí chích cam thảo đều thể hiện tác dụng an thần ở liều uống 2,88 g dược liệu/kg. Viễn chí sao cám có tác dụng an thần tương đương với Viễn chí chích cam thảo trong các mô hình thử nghiệm. Sự gia tăng hiệu quả an thần có thể liên quan đến việc tăng hàm lượng saponin và tenuifolin sau khi chế biến. Như vậy, các phương pháp bào chế có ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng an thần của Viễn chí. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng để tối ưu hóa việc sử dụng Viễn chí trong lâm sà
  • Tài liệu
    Xây dựng công thức gel bôi da chứa cao chiết nước lá Trầu không (Piper betle L. Piperaceae)
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Phan, Thị Thanh Thuỷ; Phan, Minh Hoàng; Lê, Bảo Oanh
    Do chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, kháng nấm và kháng viêm, Trầu không được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Công thức bào chế gel đã được xây dựng với thành phần cao chiết nước lá Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn với tá dược tạo gel Na CMC. Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp đĩa giấy khuếch tán theo quy định của CLSI. Công thức gel đạt chỉ tiêu chất lượng sản phẩm về cảm quan với thể chất mềm mịn, màu vàng nâu, trong suốt, mùi đặc trưng của Trầu, độ pH = (6,02 ± 0,03). Gel có độ đồng nhất không có hiện tượng vón cục, không có kết tủa không tan, độ dàn mỏng 38,50 cm2, gel có độ ổn định qua đánh giá theo chu kỳ nóng lạnh. Hoạt tính kháng vi sinh vật cho thấy chế phẩm kháng được 5 chủng vi khuẩn Escherichia coli, Methicillin - resistant Staphylococcus aureus, Methicillin - susceptible Staphylococcus aureus, Propionibacterium acnes, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus faecalis, Streptococcus pyogenes.
  • Tài liệu
    Thiết lập quy trình khử hóa tế bào kết hợp khử khoáng xương bò để chế tạo mô xương ghép ứng dụng trong nha khoa tái tạo
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2025) Võ, Thị Thủy Tiên; Nguyễn, Khánh Hòa; Huỳnh, Duy Thảo
    Đánh giá hiệu quả của quy trình khử hóa tế bào kết hợp khử khoáng xương bò để chế tạo mô xương ghép ứng dụng trong nha khoa tái tạo. Mô xương được thu nhận từ chỏm xương đùi bò, làm sạch và khử trùng. Sau đó mô xương được khử hóa tế bào bằng cách ngâm lần lượt trong NaCl 1 M, hỗn hợp KCl 0,075 M và EDTA 0,1 %, hỗn hợp SDS 0,5 % và EDTA 0,1 %. Mô xương tiếp tục được khử khoáng bằng hỗn hợp HCl 8 % và axit formic 8 %. Phổ tán xạ năng lượng tia X ghi nhận hàm lượng canxi và phốt pho trong mô xương giảm gần 90 % so với ban đầu (p < 0,001). Trọng lượng khô của mô xương sau xử lý cũng bị chiết rút rõ rệt lên đến 30,29 % so với trước xử lý (p < 0,001). Hình ảnh mô học và hình chụp dưới kính hiển vi điện tử quét cho thấy mô xương không chứa thành phần tế bào mà vẫn duy trì hình thái cấu trúc của khung ngoại bào. Như vậy quy trình khử hóa tế bào kết hợp khử khoáng trong nghiên cứu có tiềm năng chế tạo mô xương ghép từ xương bò cho ứng dụng tái tạo mô xương trong nha khoa.
  • Tài liệu
    Sử dụng sữa đậu nành nảy mầm trong công thức panna cotta không chứa lactose
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Quốc Duy; Đặng, Thanh Thủy; Nguyễn, Vĩnh Lâm; Trần, Thị An Bình; Võ, Thị Ngọc Diễm; Châu, Diễm Huỳnh; Lương, Nguyễn Phi Nhựt
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng ứng dụng của sữa đậu nành nảy mầm trong việc phát triển công thức món tráng miệng panna cotta không chứa lactose dành cho đối tượng không dung nạp lactose. Kết quả cho thấy độ vàng thể hiện xu hướng tăng rõ rệt sau 10 ngày và các mẫu panna cotta từ sữa đậu nành nảy mầm thể hiện độ vàng cao hơn so với panna cotta truyền thống ngay từ ngày đầu bảo quản. Panna cotta từ sữa đậu nành không nảy mầm có độ cứng cao nhất, trong khi các mẫu sử dụng sữa đậu nành nảy mầm có độ cứng thấp hơn so với mẫu panna cotta truyền thống từ sữa bò. Ngoài ra, độ cứng của tất cả các mẫu đều tăng đáng kể theo thời gian bảo quản lạnh.
  • Tài liệu
    Tối ưu hóa điều kiện lên men cider từ chanh dây (Passiflora edulis sims) bằng mô hình phức hợp trung tâm
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Thị Kiều Diễm; Lê, Hoàng Thanh; Châu, Văn Đan; Trần, Bạch Long; Trần, Chí Nhân
    Nghiên cứu là xác định điều kiện lên men chanh dây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cider. Từ đó xác định được tỉ lệ pha loãng dịch quả/nước là 1/2 (w/v), bên cạnh đó giá trị tối ưu để thực hiện quá trình lên men cider chanh dây với độ Brix của dịch lên men là 18,45; pH = 4,65; tỉ lệ nấm men là 0,038 % (w/v); thời gian là 3,36 (ngày), khi đó sản phẩm cider chanh dây thu được chất lượng tốt, với hàm lượng ethanol đạt được 4,72 % (v/v), các giá trị màu sắc (L*, a*, b*), chỉ số hóa nâu BI, độ lệch màu (∆E) lần lượt là 66,96; 0,73; 27,34; 50,46 và 2,87 và đạt giá trị cảm quan tốt với số điểm là 18,74.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu công thức chế biến phô mai tươi từ sữa dê
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Lê, Thị Kim Loan; Nguyễn, Minh Đức; Phạm, Văn Thái
    Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. Ngoài sữa bò, sữa dê là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng gần như tốt nhất. Sữa dê chứa nhiều amino acid thiết yếu mà cơ thể người không tự tổng hợp được như tryptophan, lysine, valine, isoleucine, cystine, tyrosine. Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ sữa dê đông tụ, tỷ lệ (20, 30, 35, 40, và 45) % và khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn bột bắp (9, 10, và 11) % và bơ (1, 2, và 3) % đến cấu trúc và giá trị cảm quan sản phẩm phô mai tươi từ sữa dê. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng 40 % sữa đông tụ trên tổng lượng sữa dê sử dụng đã tạo ra sản phẩm có cấu trúc mềm, mịn, có giá trị cảm quan tốt. Tuy nhiên, khi lượng sữa đông tụ sử dụng vượt quá 40 % làm cho sản phẩm có mùi sữa dê nồng và giảm độ chấp nhận của người tiêu dùng. Ngược lại, tỷ lệ sữa dê thấp hơn 40 % làm cho sản phẩm có cấu trúc quá mềm. Tương tự, lượng bột bắp và bơ sử dụng tương ứng là 10 % và 2 % tạo ra sản phẩm có cấu trúc tốt và hài hòa về mùi vị của sản phẩm. Điểm cảm quan về cấu trúc, mùi, và vị tương ứng là 4,24, 4,39, và 4,21. Nghiên cứu là tiền đề để chế biến đa dạng các sản phẩm từ sữa dê và là cơ sở để có thể tối ưu, thương mại hóa sản phẩm trong tương lai.
  • Tài liệu
    Thử nghiệm lên men nem chua nấm sò vua (Pleurotus eryngii) sử dụng vi khuẩn acid lactic
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Lưu, Minh Châu; Nguyễn, Thị Mỹ Tiên; Bùi, Hoàng Đăng Long
    Nấm sò vua (Pleurotus eryngii) là một loại nấm ăn giàu giá trị dinh dưỡng và dược học; quả thể có kích thước lớn, hình dáng đẹp, thịt chắc, dày và hơi giòn. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tuyển chọn chủng vi khuẩn lactic có khả năng lên men và xác định các điều kiện thích hợp để lên men nem chua nấm sò vua. Mười chủng vi khuẩn lactic đã được chọn lọc và các điều kiện lên men thử nghiệm bao gồm nhiệt độ ủ (nhiệt độ phòng, 30 °C và 37 °C), mật độ giống (103, 105, 107) tế bào/mL, loại nếp (nếp Thái, nếp Thái thơm, nếp Long An dẻo, nếp Cái hoa vàng, nếp lứt), tỷ lệ nấm và nếp (40:60, 50:50 và 60:40 w/w) và nồng độ muối (1 %, 2 %, và 3 % w/w). Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn HCGT31 có khả năng sinh acid lactic cao nhất sau 2 ngày lên men với hàm lượng 19,05 g/L. Điều kiện lên men nấm sò vua tốt nhất là ở nhiệt độ 37 °C và mật độ giống 107 tế bào/g, sử dụng nếp Thái thơm với tỷ lệ nấm và nếp là 50:50 w/w và nồng độ muối là 1% w/w. Sản phẩm nem chua sau 24 giờ lên men có hàm lượng acid là 7,43 g/L, pH = 4,44 và điểm đánh giá cảm quan là 15,89/20 theo TCVN 3215:79.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo máy đóng gói sản phẩm dạng bột với năng suất 200 gói/giờ
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Hồ, Văn Dũng; Khương, Anh Sơn; Võ, Công Anh; Lê, Thị Kim Anh; Trương, Ngọc Cường; Ngô, Xuân Cường
    Nghiên cứu này trình bày quá trình thiết kế và chế tạo một máy đóng gói sản phẩm dạng bột kiểu đứng, trong đó từng sản phẩm di chuyển liên tục, đều đặn, không thay đổi tốc độ trong quá trình đóng gói. Máy có kích thước (1 650 × 540 × 600) mm, nặng khoảng 45 kg và có thể đóng gói được tối đa (150-200) sản phẩm trong 1 giờ. Sản phẩm dạng bột được đóng gói có dạng bao bì với kích thước dài × rộng × bề dày là (115 × 60 × 8) mm, với bộ phận gia nhiệt đạt từ (140-160) ℃. Hệ thống sử dụng PLC (Programmable Logic Controller) Siemen S7 1200 làm bộ điều khiển trung tâm, màn hình HMI cảm ứng cho quá trình vận hành. Mô hình máy được dùng để làm mô hình các giáo viên giảng dạy thực hành, thực tập và sinh viên các ngành kỹ thuật cơ khí và cơ điện tử có thể tham khảo học tập.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu giải pháp tưới tiết kiệm nước thích ứng với thâm nhập mặn cho vườn cây sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Hồng Thủy
    Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất là một kỹ thuật tưới mới, hiệu quả và tiết kiệm, được thử nghiệm cho vườn cây sầu riêng ở xã Tam Bình, huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Áp dụng hệ thống tưới khuếch tán dưới mặt đất với mức tưới 96 L/cây/ngày vào các khoảng thời gian cơi đọt đã thuần thục cho kết quả ẩm độ đất ở Vườn mô hình và Vườn đối chứng tương đương nhau, dao động trong khoảng > (70-80) %; mặc dù cây ở Vườn mô hình phát triển chậm hơn với số chồi non, chiều dài chồi chính, chiều dài chồi phụ đều thấp hơn so với Vườn đối chứng nhưng kích thước lớn hơn so với Vườn đối chứng; tổng số quả trên cây của Vườn mô hình (24,80) nhiều hơn so với Vườn đối chứng (16,05) và năng suất quả (98,61 kg/cây) cao hơn so với Vườn đối chứng (61,23 kg/cây). Giải pháp vét mương, đào ao trữ nước kết hợp sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất dưới dạng tích hợp vào hệ thống tưới phun mưa sẵn có tại các nông hộ có ý nghĩa đặc biệt về kinh tế − xã hội trong trường hợp nước ngọt tưới cây trở nên khan hiếm, giúp nông dân trồng sầu riêng chủ động bảo vệ vườn cây, thích ứng lâu dài với xâm nhập mặn.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu bước đầu về môi trường sống của Cà cuống (Lethocerus indicus) trong điều kiện thí nghiệm
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2025) Trần, Bùi Phúc; Bùi, Thanh Kiệt; Nguyễn, Thị Ánh Ngọc; Nguyễn, Quang Trường; Lương, Quang Tưởng; Vũ, Quang Mạnh
    Nghiên cứu giới thiệu bước đầu về mô hình thiết kế nuôi Cà cuống Lethocerus indicus trong phòng thí nghiệm tại khu vực miền Nam. Đây là loài côn trùng quý hiếm do môi trường sống tự nhiên hiện nay của nó ngày càng bị thu hẹp. Bước đầu đã thu được các dẫn liệu khoa học về điều kiện nuôi dưỡng Cà cuống trong phòng thí nghiệm. Đây là cơ sở khoa học quan trọng, góp phần gây nuôi và bảo tồn loài Cà cuống quý hiếm có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam..
  • Tài liệu
    Effects of fish stocking density on water quality and the growth of red tilapia and vegetables in microalgae-aquaponic systems
    (Nguyen Tat Thanh University, 2024) Co, Thi Kinh; Nguyen, Thanh Nho
    This study investigates the impact of fish stocking density on water quality, red tilapia (Oreochromis sp.) growth, and mustard green (Brassica integrifolia) growth in microalgae-aquaponics systems. Three densities were tested: D1 (90 fish/m³), D2 (70 fish/m³), and D3 (50 fish/m³). Water quality monitoring showed that TAN, NO₂⁻, and NO₃⁻ levels increased with fish density, while phosphate levels remained relatively stable. D1 had the highest total fish weight gain but a lower weight gain rate (91.9 %) compared to D2 (105.6 %) and D3 (134.1 %). D3 had the highest average weight gain per fish (67.78 g) and the best survival rate (100 %), whereas D1 had the lowest survival rate (94 %). Mustard greens grew best in D1. Microalgae density increased during experimental time, with D3 showing the highest biomass in both the algal and fish tanks. The results suggest that higher fish densities promoted plant growth, while lower densities benefited fish and microalgae, thus offering insights for optimizing recirculating microalgae-aquaponics systems.
  • Tài liệu
    Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết lên hoạt tính chống oxy hóa, thành phần ginsenoside và dược tính của dịch chiết sâm Ngọc Linh
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Quốc Duy; Nguyễn, Thị Vân Linh; Huỳnh, Quốc Trung; Nguyễn, Đức Tín; Đinh, Trung Hiếu; Trần, Thế Minh; Lương, Trọng Khoa
    Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv) là một trong những loại thảo dược có giá trị kinh tế và dược tính nổi bật tại Việt Nam bao gồm khả năng chống ung thư, chống viêm, chống trầm cảm, chống stress và tác dụng bảo vệ tế bào gan. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chiết xuất dịch sâm Ngọc Linh lên hàm lượng phenolic tổng, hoạt tính chống oxy hóa, thành phần ginsenoside và hoạt tính kháng viêm.
  • Tài liệu
    Phân lập và xác định đặc điểm các dòng nấm men từ men rượu trên địa bàn thành phố Cần Thơ
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Huỳnh, Quốc Huy; Nguyễn, Thị Mỹ Trinh; Trần, Thị Như Ngọc
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các dòng nấm men từ các mẫu men rượu trên địa bàn thành phố Cần Thơ và xác định một số đặc điểm của các dòng nấm men được phân lập như khả năng chịu cồn, khả năng chịu nhiệt, khả năng kết lắng và khả năng sinh H2S. Từ đó có thể lưu trữ được nguồn nấm men thuần dòng để ứng dụng vào quá trình lên men rượu gạo tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 12 dòng nấm men từ 5 mẫu men rượu. Khi đánh giá hoạt tính chịu cồn, các dòng nấm men này đều chịu được nồng độ cồn ở mức 8 % v/v, trong đó có 10 dòng chịu được nồng độ cồn ở mức 12 % v/v. Tất cả dòng nấm men phân lập được đều có khả năng phát triển ở nhiệt độ 30 oC và 37 oC, 8 dòng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 40 oC và 3 dòng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 45 oC. Ngoài ra, 12 dòng nấm men phân lập được đều không sinh H2S và có khả năng kết lắng tốt.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu chế biến rượu chưng cất từ mít Thái thứ phẩm (Artocarpus heterophyllus Lam.)
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Nguyễn, Vân Ngọc Phượng; Nguyễn, Tấn Hùng
    Chất lượng mít sau chưng cất đạt Tiêu chuẩn Việt Nam theo TCVN 7045: 2013 và có chất lượng cảm quan khá. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có thể tận dụng nguồn mít Thái thứ phẩm làm nguyên liệu lên men rượu nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cũng như góp phần đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao giá trị kinh tế cho mít thứ phẩm.
  • Tài liệu
    Hiện trạng kỹ thuật và quản lý chất thải trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở tỉnh Trà Vinh
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Lê, Quốc Phong
    Nghiên cứu cũng xác định một số khó khăn trong xử lý chất thải mà người nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh đang gặp phải như tốn nhiều chi phí khi xử lý chất thải, diện tích của nông hộ nuôi nhỏ và nhận thức của người nuôi về xử lý chất thải còn hạn chế. Qua đó, người nuôi cần quan tâm nhiều đến việc xử lý chất thải để phát triển bền vững nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở tỉnh Trà Vinh.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu quy trình sản xuất “trà cascara” đóng chai
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Trần, Thị Thu Trà; Tôn, Nữ Minh Nguyệt
    Ngành công nghiệp sản xuất cà phê nhân đang thải ra một lượng lớn vỏ và thịt quả (cascara) chưa được sử dụng hiệu quả. Trong nghiên cứu này, dung dịch trích ly từ vỏ và thịt quả cà phê được sử dụng để sản xuất “trà cascara đóng chai”. Vỏ và thịt quả cà phê sau quá trình trích ly, lọc bỏ bã, chỉnh đến ba giá trị pH = 3,0, pH = 3,5, pH = 4,0 và làm lạnh xuống 4 mức nhiệt độ 4 ℃, 10 ℃, 20 ℃ và 30 ℃ giữ trong 12 giờ để khảo sát quá trình tạo tủa.. Kết quả cho thấy khi ủ ở pH = 3,5, nhiệt độ 4 ℃ trong 12 giờ thì lượng kết tủa tách ra được là nhiều nhất. Điều kiện thanh trùng 85 ℃, giữ nhiệt 15 phút đảm bảo tiêu chuẩn về vi sinh vật và giá trị TPC đạt cao nhất. Sản phẩm trà cascara đóng chai sản xuất theo quy trình trên đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước giải khát TCVN 12828:2019 với điểm cảm quan về mức độ ưa thích chung là 6,5.
  • Tài liệu
    Nghiên cứu sự biến đổi thành phần hóa học của bột hạt mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) lên men trong các quá trình sản xuất ở quy mô pilot
    (Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Văn, Chí Khang; Lê, Thị Tuyết Lan; Nguyễn, Trịnh Thị Như Hằng; Nguyễn, Phú Thương Nhân
    Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá sự biến đổi thành phần hóa học (polyphenol, flavonoid, vitamin C, hoạt tính kháng oxy hóa bằng DPPH và ABTS) qua các quá trình lên men, sấy, rang và xay. Mẫu bột thành phẩm có hàm lượng polyphenol, hoạt tính kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH, ABTS, hàm lượng flavonoid và vitamin C lần lượt là 116,66 mg GAE/100 g, 47,54 mg AAE/100 g, 55,99 mg AAE/100 g, 5,89 mg QE/100 g, 9,78 mg/100 g. Qua các giai đoạn sản xuất, các thành phần hóa học được đánh giá mối quan hệ với nhau.