Journal of Science and Technology -NTTU
Duyệt
Duyệt Journal of Science and Technology -NTTU theo Chủ đề "Acid acetic"
Đang hiển thị 1 - 2 của tổng số 2 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Khảo sát tác dụng giảm đau của cao chiết nước từ lá cây Lấu đỏ (Psychotria rubra (Lour.) Poir, Rubiaceae)(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019) Hoàng, Thị Phương Liên; Lê, Thị Kim Anh; Trần, Ngọc Tín; Nguyễn, Anh Dũng; Nguyễn, Ngọc Bảo Châu; Nguyễn, Lê Thanh Tuyền; Võ, Thị Thu HàỞ Việt Nam, Lấu đỏ (Psychotria rubra) được sử dụng rộng rãi trong dân gian như một dược liệu chữa bệnh. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tác động giảm đau ngoại biên và giảm đau trung ương của lá Lấu đỏ. Phương pháp nghiên cứu: Mô hình gây đau quặn bụng bằng acid acetic được dùng để đánh giá tác động giảm đau ngoại biên của lá Lấu đỏ bằng cách đếm số lần đau quặn ở chuột trong các khoảng thời gian, thuốc đối chứng là aspirin. Thử nghiệm giảm đau trung ương sử dụng mô hình gây đau bằng phương pháp nhúng đuôi chuột trong nước nóng ở 55 ± 0,5oC, đánh giá tác động giảm đau trung ương bằng cách đo tiềm thời giật đuôi chuột, thuốc đối chứng là morphine. Kết quả và thảo luận: Lấu đỏ thể hiện tác động giảm đau ngoại biên, chưa có tác động giảm đau trung ương ở liều 2,50g/kg và liều 1,25g/kg. Kết luận: Lá Lấu đỏ có tác dụng giảm đau ở liều nghiên cứu.Tài liệu Đánh giá tác động giảm đau, kháng viêm của cao chiết nước cỏ Mần trầu (Eleusine indica (Linn.) Gaertner)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2024) Hoàng, Thị Phương Liên; Nguyễn, Hữu Phúc; Vũ, Ánh Minh Trang; Đỗ, Gia Mẫn; Nguyễn, Thị Bạch TuyếtNghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá tác động giảm đau và kháng viêm in vivo của cao chiết nước phần trên mặt đất cỏ Mần trầu ở chuột nhắt trắng. Tiêm phúc mô dung dịch acid acetic 1 % để gây đau cho chuột, theo dõi số lần đau và thời gian đau trong vòng 40 phút. Ở thử nghiệm kháng viêm, chuột được tiêm dưới da gan bàn chân dung dịch carrageenan 1 %, theo dõi độ sưng phù bàn chân ở các thời điểm (3, 6, và 24) giờ sau khi tiêm. Thuốc đối chứng là diclofenac, 5 mg/kg thể trọng, đường uống. Chuột được uống cao chiết ở liều (250 và 500) mg/kg có số lần đau giảm (35,98 và 53,78) % và thời gian đau giảm (38,00 và 57,85) % so với lô chứng bệnh (p < 0,05). Ở thử nghiệm kháng viêm, lô chuột được uống cao chiết cỏ Mần trầu ở liều (250 và 500) mg/kg giảm độ sưng phù chân chuột (38,29 và 42,58) % ở thời điểm 24 giờ sau khi tiêm carragenan so với lô chứng bệnh uống nước cất (p < 0,05). Kết quả thử nghiệm cho thấy cao chiết nước cỏ Mần trầu có tác động giảm đau, kháng viêm trên mô hình thực nghiệm.