Journal of Science and Technology -NTTU
Duyệt
Duyệt Journal of Science and Technology -NTTU theo Tác giả "Bạch, Long Giang"
Đang hiển thị 1 - 6 của tổng số 6 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Bước đầu điều tra cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở tỉnh Ninh Thuận(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019) Trần, Hồng Diễm; Lê, Văn Minh; Nguyễn, Xuân Tuyển; Bạch, Long Giang; Bùi, Văn KỳNguồn cây thuốc tự nhiên được khai thác và sử dụng nhiều với khoảng hơn 50% cây thuốc được đánh giá có tiềm năng khai thác dồi dào. Có khoản 398 loài cây thuốc được sử dụng chủ yếu trong phòng và chữa bệnh trong đó có 54 loài được sử dụng với tần suất cao. Tập trung ở các nhóm bệnh như viêm nhiễm (20%), cảm – ho (18%) và bệnh xương khớp (11%). Kết luận: Khối lượng cây thuốc trồng được sử dụng lớn, nhưng cây thuốc tự nhiên được sử dụng đa d ng về chủng loại. Có khoảng 54 loài cây thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng và chữa trị bệnh.Tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu ZnO nanorods bằng phương pháp điện hóa(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Đinh, Thị Thanh Tâm; Bạch, Long Giang; Vũ, Thị Hạnh ThuVật liệu ZnO nanorods được nghiên cứu chế tạo bằng phương pháp điện hóa. Tính chất đặc trưng được nghiên cứu bằng các phương pháp SEM, XRD, PL. Kết quả từ hình SEM cho thấy cấu trúc ZnO nanorods có mật độ đồng đều cao, đường kính 50nm – 60nm, chiều dài 1.2μm - 1.3μm. Ngoài ra, qua giản đồ XRD và phổ PL cho thấy vật liệu có cấu trúc tinh thể hexagonal wurtzite, phát quang ở bước sóng 380nm đại diện cho chuyển mức vùng - vùng trong cấu trúc ZnO và dải bước sóng 500-650nm có nguồn gốc từ một số sai hỏng bề mặt của vật liệu này.Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp Co-BiVO4 bằng phương pháp thủy nhiệt và đánh giá khả năng quang xúc tác sử dụng ánh sáng nhìn thấy(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Lê, Bảo Tiến; Cao, Đại Vũ; Nông, Xuân Linh; Nguyễn, Hữu Vinh; Nguyễn, Duy Trinh; Bạch, Long GiangBiVO4 pha tạp coban (Co) được tổng hợp thành công thông qua phương pháp thủy nhiệt. Vật liệu sau khi tổng hợp được xem xét đặc trưng cấu trúc vật liệu bằng các phương pháp phân tích vật lí hiện đại như XRD, Raman, SEM, TEM và UV-Vis DRS. Kết quả phân tích vật lí XRD và Raman đã chỉ ra rằng, đặc trưng cấu trúc của các mẫu vật liệu đều thuộc cấu trúc đơn pha ở dạng tinh thể monoclinic-scheelite. Hàm lượng Co pha tạp có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành và kích thước tinh thể vật liệu. Các hạt Co hoặc oxit của Co bám xung quanh các tinh thể BiVO4 làm cho khả năng hấp phụ bề mặt của vật liệu tốt hơn. Tất cả các mẫu đều có thể hấp thu ánh sáng vùng khả kiến. Mẫu 0,2Co-BiVO4 là mẫu tốt nhất, có hoạt tính quang xúc tác tốt trong MB (methylene blue) với hiệu suất xử lí 96,78%.Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng cấu trúc vật liệu khung hữu cơ kim loại MIL-53(Fe) biến tính Nd(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Nguyễn, Hữu Vinh; Bạch, Long Giang; Nguyễn, Duy Trinh; Bùi, Thị Phương Quỳnh; Đỗ, Trung SỹTrong nghiên cứu này, vật liệu khung hữu cơ - kim loại MIL-53(Fe) và MIL-53(Fe) biến tính với Nd được tổng hợp thành công thông qua phương pháp dung nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau. Vật liệu được được trưng cấu trúc bằng các phương pháp phân tích hiện đại như XRD, SEM, FT-IR, và Raman. Kết quả XRD, FTIR và Raman cho thấy, khi biến tính với Nd không làm thay đổi cấu trúc tinh thể của vật liệu MIL-53(Fe) và tất cả các ion kim loại được xen chèn bên trong cấu trúc của vật liệu c ng như thay thế các ion Fe trong nút mạng tinh thể. Bên cạnh đó, nhiệt độ tổng hợp có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành tinh thể và hình thái tinh thể vật liệu. Cả mẫu biến tính và không biến tính cho hình thái đồng đều ở nhiệt độ 150 oC với tinh thể có dạng hình bát diện kích thước nh dưới 1µm đối với mẫu không biến tính và dạng lục lăng đối với mẫu biến tính. MIL-53(Fe) biến tính với Nd cho hiệu ứng chuyển điện tích và chuyển năng lượng đặc trưng từ cầu nối hữu cơ đến ion kim loại đất hiếm trong cấu trúc vật liệu góp phần làm cho vật liệu có tính nhạy huỳnh quang cao và phát huỳnh quang độc đáo mở ra tiềm năng ứng dụng lớn trong các lĩnh vực như thiết bị hiển thị và phát sáng.Tài liệu Ứng dụng phương pháp đáp ứng bề mặt tối ưu hóa điều kiện quá trình phản ứng xà phòng hóa từ dầu dừa tỉnh Bến Tre(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Nguyễn, Thị Cẩm Trinh; Phan, Nguyễn Quỳnh Anh; Lê, Thị Hồng Nhan; Trần, Thiện Hiền; Lê, Tấn Huy; Nguyễn, Phú Thương Nhân; Bạch, Long GiangPhương pháp đáp ứng bề mặt (Response Surface Methodology - RSM) được sử dụng hiệu quả để tối ưu hóa các điều kiện của quá trình phản ứng xà phòng hóa (nồng độ dung dịch kiềm (%), nhiệt độ (oC) và thời gian phản ứng (giờ)). Độ tạo bọt và thời gian bền nhũ từ sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa là 2 yếu tố đáp ứng để đánh giá quá trình tối ưu bằng RSM. Sau khi tối ưu, ta thấy nồng độ dung dịch kiềm chiếm 11%. Phản ứng thực hiện trong 3 giờ tại nhiệt độ 85oC cho độ tạo bọt cao nhất là 0,8 và thời gian bền nhũ cao nhất là 24,92 phút. Thông số này đã được so sánh với thực nghiệm và kết quả cho thấy không có sự sai số lớn (6,86%; 2,08%), điều đó chứng tỏ mô hình RSM có độ lặp lại tốt, có khả năng tối ưu chính xác và có tầm quan trọng trong việc tối ưu hóa các thông số khảo sát.Tài liệu Đánh giá tác dụng giảm đau của cao chiết từ thân cây Dây khai (Coptosapelta favescens Korth.) trên chuột nhắt trắng(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Hoàng, Thị Phương Liên; Nguyễn, Thị Bạch Tuyết; Đặng, Đại Phúc; Nguyễn, Thị Mộng Quỳnh; Nguyễn, Thị Minh Xuân; Phạm, Trí Nhựt; Bạch, Long GiangCao chiết xuất từ thân cây Dây khai (gọi tắt là Cao Khai) được dùng để giảm đau, kháng viêm. .. Nghiên cứu này tiến hành thử nghiệm tác dụng giảm đau ngoại biên của Cao Khai bằng cách tiếm axit acetic 1 % trên phúc mô chuột nhắt trắng, so sánh số lần và thời gian đau quặn của các lô chuột mỗi 5 phút trong Vòng 40 phút sau tiêm. Đồng thời tiến hành thử nghiệm tác dụng giảm đau trung ương bằng cách nhúng đuôi chuột vào nước nóng ở (52 du 0,5) OC. So sánh tiềm thời giật đuôi tại các thời điểm (60, 90, 120 và 150) phút sau khi dùng thuốc. Thuốc đối chứng trong các thử nghiệm là diclofenac và morphin. Kết quả thống kê cho thấy, Cao Khai 400 mg/kg chưa thể hiện tác dụng giảm đau ngoại biên và giảm đau trung ương (p > 0,05). Cao Khai 800 mg/kg thể hiện tác động giảm đau ngoại biến thông qua việc làm giảm số lần đau quận trong khoảng thời gian (0 + 30) phút và thời gian đau quặn (0 + 35) phút trong quá trình khảo sát (p < 0,05). Ở thử nghiệm giảm đau trung ương, Cao Khai 800 mg/kg thế hiện tác động làm tăng tiềm thời cảm nhận đau 150 phút (p < 0,05).