Student's Reports
Duyệt
Duyệt Student's Reports theo Tác giả "Cao, Đại Vũ (chủ nhiệm đề tài)"
Đang hiển thị 1 - 1 của tổng số 1 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp BiVO4 bằng phương pháp nung và đánh giá khả năng quang xúc tác của nó trong phản ứng phân hủy chất hữu cơ độc hại : Báo cáo tổng kết đề tài chương trình sinh viên NCKH Năm 2018 [Mã số đề tài: 2017.02.17 HĐ-KHCN](NTTU, 2018) Cao, Đại Vũ (chủ nhiệm đề tài); Nguyễn, Duy Trinh, TS. (Hướng dẫn)Phản ứng quang hóa là một công nghệ khá nổi bậc hiên nay, được ứng dụng trong các lĩnh vực: phân hủy màu, chất hữu cơ, kháng khuẩn và phân tách nước. Theo định nghĩa của IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry), quang xúc tác là phản ứng xúc tác liên quan đến sự hấp thụ của ánh sáng bởi chất nền [1]. Nói cách khác, quang xúc tác là việc sử dụng vật liệu xúc tác quang hóa cùng với nhân tố quan trọng là ánh sáng. Vì ánh sáng giúp kích hoạt khả năng phản ứng xảy ra của các chất xúc tác. Những chất xúc tác quang truyền thống, đa số là các vật liệu bán dẫn, chúng là oxít của các kim loại chuyển tiếp như: TiO2, ZnO, WO3, FeTiO3 và SrTiO3. Trong đó TiO2 là chất có khả năng xúc tác quang hóa mạnh và được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trong những năm gần đây vì những lý do như: (1) Có chi phí chế tạo rẻ, không độc hại, bền nhiệt và thân thiện với môi trường; (2) Có khả năng phát huy tác dụng xúc tác quang hóa nhanh ở điều kiện mềm; (3) Có khả năng oxy hóa được các hợp chất hữu cơ với sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và các ion vô cơ ít độc hại; (4) Có khả năng chống mốc, diệt khuẩn và khả năng tự làm sạch; (5) Có khả năng phân hủy các khí thải độc từ động cơ ô tô, xe máy như NOx thành N2; (6) Có khả năng phân hủy quang điện hóa xúc tác H2O thành H2 và O2 tạo năng lượng mới; (7) Ngoài ra có khả năng khử quang xúc tác khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 thành nhiên liệu [2].