Nghiên cứu quy trình tạo Chitosan – Phenolic dưới tác dụng xúc tác của Laccase định hướng ứng dụng tạo màng bao bảo quản trái cây [Số hợp đồng : 2017.01.40]
Năm xuất bản
2017
Tác giả
Nhan đề tạp chí
ISSN
Nhan đề tập
Nhà xuất bản
Đại học Nguyễn Tât Thành (Khoa Dược)
Tóm tắt
Hợp chất ferulic được gắn lên chitosan dưới sự xúc tác của laccase từ nấm bào ngư Pleurotus sp. Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ phòng, dưới điều kiện lắc liên tục. Việc khảo sát các điều kiện thìch hợp cho phản ứng gắn đã tạo được dẫn xuất chitosan (C-FA 6.0) với khả năng bắt gốc tự do DPPH đạt giá trị IC50 là 173.53 µg/ml và khả năng bắt gốc ABTS.+ đạt được IC50 là 471.36 µg/ml. So với chitosan, dẫn xuất chitosan (C-FA 6.0) thu được cho khả năng bắt gốc tự do DPPH cao gấp 31 lần và khả năng bắt gốc ABTS.+ cao gấp 7 lần. Dẫn xuất chitosan (C-FA 6.0) có màu vàng cam ổn định. Phân tích phổ nhận thấy có độ hấp thu cao trong vùng 240nm- 600nm so với nguyên liệu ban đầu (chitosan và ferulic acid) khi đo quang phổ UV/Vis. Dẫn xuất chitosan tổng hợp ở pH 4.5 (C-FA 4.5) có khả năng tạo màng bảo quản xoài. Trong các thử nghiệm bảo quản xoài, các lô đối chứng (không bọc màng hoặc bọc màng chitosan) hàm lượng đường tổng tăng nhanh từ ngày 0-ngày 3 (0.34% - 1.18%) sau đó giảm dần đến ngày 9 thí bị hư, trong khi đó lô xoài được bảo quản bằng màng dẫn xuất chitosan-FA có hàm lượng đường tổng tăng dần và đến ngày 9 vẫn chưa giảm. Ngoài ra khả năng bảo quản xoài của màng dẫn xuất còn được thể hiện qua mức giảm trong lượng và lượng vitamin C khá chậm so với lô đối chứng.
Mô tả
127 tr.
Từ khóa chủ đề
Chitosan – Phenolic, Laccase, Nấm bào ngư