Research Outputs
Duyệt
Duyệt Research Outputs theo Chủ đề "Acid acetic"
Đang hiển thị 1 - 1 của tổng số 1 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Khảo sát tác dụng giảm đau của cao chiết nước từ lá cây Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir, Rubiaceae [Số hợp đồng: 2018.01.42/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2019) Hoàng, Thị Phương Liên (Chủ nhiệm đề tài); Võ, Thị Thu Hà (Phối hợp và cộng tác); Nguyễn, Lê Thanh Tuyền (Phối hợp và cộng tác)Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tác động giảm đau ngoại biên và giảm đau trung ương của lá Lấu đỏ. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm giảm đau ngoại biên sử dụng mô hình gây đau quặn bằng acid acetic trên chuột. Sau khi dùng thuốc 60 phút, tất cả chuột được gây đau bằng cách tiêm phúc mô dung dịch acid acetic 1% ở liều 0,1 ml/10g. Đếm số lần đau quặn ở chuột trong các khoảng thời gian sau, tính từ thời điểm dung dịch acid acetic được tiêm: 5 - 10 phút, 20 - 25 phút, 35 - 40 phút. Thuốc đối chứng là aspirin Thử nghiệm giảm đau trung ƣơng sử dụng mô hình gây đau bằng phương pháp nhúng đuôi chuột. Đuôi chuột được nhúng trong nước nóng ở 55 ± 0,5oC. Tiềm thời được ghi nhận tại các thời điểm: trước khi dùng thuốc và ở 60, 90, 120, 150 phút sau khi dùng thuốc. Thuốc đối chứng là morphin. Kết quả: Trong thử nghiệm giảm đau ngoại biên, cao Lấu đỏ ở liều 2,50 g/kg làm giảm số lần đau quặn của chuột ở thời điểm 35 – 40 phút (p < 0,05). Cao Lấu đỏ ở liều 1,25 g/kg làm giảm số lần đau quặn của chuột ở thời điểm 20 – 25 phút và 35 – 45 phút. Sự khác biệt số lần đau quặn giữa 2 liều và giữa mỗi liều với thuốc đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Trong thử nghiệm giảm đau trung ương, tiềm thời giật đuôi ở cả 2 lô khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Nhƣ vậy, cả 2 liều 2,50g/kg và 1,25 g/kg cao chiết nước từ lá cây Lấu đỏ đều thể hiện tác động giảm đau ngoại biên nhưng chưa thể hiện tác động giảm đau trung ương trong các mô hình thử nghiệm...