Research Outputs
Duyệt
Duyệt Research Outputs theo Năm xuất bản
Đang hiển thị 1 - 20 của tổng số 408 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Existence Of Positive Solutions For A Multi-Point Four-Order Boundary-Value Problem(2011) Le Xuan, Truong; Phan Dinh, PhungThe article shows sufficient conditions for the existence of positive solutions to a multi-point boundary-value problem for a fourth-order differen- tial equation. Our main tools are the Guo-Krasnoselskii fixed point theorem and the monotone iterative technique. We also show that the set of positive solutions is compact.Tài liệu Regularized online sequential learning algorithm for single-hidden layer feedforward neural networks(2011-10-15) Trung Huynh, Hieu; Yonggwan Won; NTT Institute of Hi-Technology, Nguyen Tat Thanh University, HoChiMinh City, Viet Nam; Korea Bio-IT Foundry Center@Gwangju, Chonnam National University, Gwangju 500-757, Republic of KoreaOnline learning algorithms have been preferred in many applications due to their ability to learn by the sequentially arriving data. One of the effective algorithms recently proposed for training single hidden- layer feedforward neural networks (SLFNs) is online sequential extreme learning machine (OS-ELM), which can learn data one-by-one or chunk-by-chunk at fixed or varying sizes. It is based on the ideas of extreme learning machine (ELM), in which the input weights and hidden layer biases are randomly chosen and then the output weights are determined by the pseudo-inverse operation. The learning speed of this algorithm is extremely high. However, it is not good to yield generalization models for noisy data and is difficult to initialize parameters in order to avoid singular and ill-posed problems. In this paper, we propose an improvement of OS-ELM based on the bi-objective optimization approach. It tries to minimize the empirical error and obtain small norm of network weight vector. Singular and ill-posed problems can be overcome by using the Tikhonov regularization. This approach is also able to learn data one-by-one or chunk-by-chunk. Experimental results show the better generalization performance of the proposed approach on benchmark datasets.Tài liệu Nghiên cứu các chất kháng khuẩn và kháng nấm tạo bởi vi nấm nội sinh được phân lập từ các cây thuộc họ Cam (Rutaceae) : [Mã số : 2015.01.09/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2015) Võ, Thị Ngọc Mỹ (CN)Họ Cam (Rutaceae) có nhiều ứng dụng trong việc điều trị bệnh. Thân, cành, lá và vỏ quả… của các cây trong họ chứa nhiều tinh dầu, hứa hẹn là nơi cung cấp một môi trường sống hữu ích cho các nhóm vi sinh vật nội sinh khác nhau phát triển. Nghiên cứu này đã sàng lọc các chủng vi sinh vật nội sinh từ họ Cam (Rutaceae) và khảo sát điều kiện nuôi cấy của chủng vi nấm nội sinh A.terreus TL3-Q phân lập từ gân lá cây quýt Citrus reticulata Blanco.; xác định hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm bằng phương pháp khuếch tán qua khoanh thạch thử và khảo sát điều kiện nuôi cấy tối ưu. Nghiên cứu đã xác định được thành phần môi trường tối ưu và các điều kiện thích hợp cho A. terreus TL3-Q sản sinh hoạt chất biến dưỡng kháng Staphylococcus aureus và MRSA tốt nhất, trong đó nguồn cacbon thích hợp là môi trường khoai tây 300g/l, glucose 2 % ở pH môi trường 7; điều kiện nuôi cấy tĩnh; thời gian thu nhận hoạt chất thích hợp là 9 ngày.Tài liệu Nghiên cứu quy trình tinh chế Alpha-Fetoprotein từ máu cuống rốn Người(Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Nông nghiệp công nghệ cao và Công nghệ sinh học), 2016) Nguyễn, Hữu Hùng (CN)Alpha-fetoprotein (AFP) là protein huyết thanh liên quan tới sự phát triển của bào thai. Ở người trưởng thành AFP ít được phát hiện nhưng được gia tăng sản xuất trong một số trường hợp bệnh lý như ung thư biểu mô tế bào gan (hepatocellular carcinoma, HCC), xơ gan và một số bệnh lý ung thư khác. AFP đang được sử dụng như một dấu ấn quan trọng cho chẩn đoán huyết thanh học HCC và gần đây AFP còn trở thành mục tiêu cho nghiên cứu chủng ngừa HCC. Máu cuống rốn có khoảng 150 – 250 µg/mL AFP nhưng thường bị bỏ đi trong các bệnh viện. Nghiên cứu này nhằm mục đích tận dụng nguồn thải máu cuống rốn người làm nguyên liệu tinh chế AFP có độ tinh sạch cao. Bằng quy trình sắc ký ba bước gồm sắc ký loại albumin, sắc ký ái lực bắt AFP và sắc ký lọc gel, chúng tôi đã tinh chế thành công AFP với độ sạch trên 95%. Quy trình tinh chế được thiết lập này có thể được thực hiện ở quy mô lớn hơn cho các ứng dụng về sau.Tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết nước lá Trầu Không Piper Betle l. Piperaceae [Số hợp đồng: 20160115](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2016) Phan, Thị Thanh Thủy, ThS (CN)Đề tài xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao chiết từ lá Trầu không (Piper betle L. Piperaceae)” với các mục tiêu chính: Khảo sát phương pháp chiết cao lá Trầu không. Xây dựng phương pháp định lượng hoạt chất chính có trong cao Trầu không bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC). Xây dựng quy trình tiêu chuẩn cơ sở kiểm nghiệm cao Trầu không.Tài liệu Nghiên cứu quy trình tinh chế alpha-fetoprotein từ máu cuống rốn người : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho cán bộ - giảng viên 2015 - 2016(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2016) Nguyễn, Hữu Hùng; Lê, Thị Phương ThảoTài liệu Xây dựng công thức sản xuất xà bông từ Dầu Dừa và Dầu Mù u: Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho CB-GV 2015-2016 [Mã số: 2016.01.14/ HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2016) Nguyễn, Hoàng Thảo My, DS.Trình bày tổng quan về Dầu Mù u và Dầu Dừa: Nêu lên các thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng của hai loại cây này. Từ đó, xây dựng công thức sản xuất xà bông từ dầu Dừa và dầu Mù U nhằm phát huy tiềm năng kinh tế đồng thời tạo tính đa dạng cho thành phần.Tài liệu Xây dựng công thức sản xuất xà bông từ Dầu Dừa và Dầu Mù u [Số hợp đồng : 2016.01.14/ HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tât Thành (Khoa Dược), 2016) Nguyễn, Hoàng Thảo My, DS (CN)Đề tài nhằm tận dụng được tác dụng của hai loại thực vật này trong đời sống hàng ngày, phát huy tiềm năng kinh tế đồng thời tạo tính đa dạng cho thành phẩm. Xây dựng công thức sản xuất xà bông từ Dầu Dừa. Xây dựng công thức sản xuất xà bông từ Dầu Mù u. Sự phối hợp của dầu Dừa và Dầu Mù u trong thành phẩm xà bông.Tài liệu Phân tích năng lực cạnh tranh nội tại của Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình chi nhánh TP.HCM [Số hợp đồng: 2017.01.28/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tât Thành (Khoa Dược), 2017) Nguyễn, Thị Như Quỳnh, ThS (CN)Phân tích năng lực cạnh tranh về tài chính, sản phẩm, nhân sự của công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình chi nhánh Tp.HCM, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Dược phẩm Quảng Bình.Tài liệu Xây dựng tiêu chuẩn định lượng cho viên nén Atorvastatin 10 mg bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao [Mã số : 2017.01.32/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tât Thành (Khoa Dược), 2017) Dương, Đình Chung (CN)Đề tài xây dựng phương pháp định lượng atorvastatin trong chế phẩm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (rp-hplc). Phương pháp phân tích theo hướng dẫn của ICH năm 2006.Tài liệu Nghiên cứu khả năng quang xúc tác của vật liệu ZnO nanorods dưới ánh sáng mặt trời : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2017 - 2018 [Số hợp đồng: 2017.01.15/HĐ - KHCN](Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2017) Đinh, Thị Thanh Tâm (CN); Nguyễn, Hữu Vinh; Trần, Văn ThuậnĐề tài phân tích đánh giá khả năng quang xúc tác của vật liệu ZnO bằng cách xử lí nhiệt vật liệu ZnO nanorods về phía vùng ánh sáng khả kiến. Xử lí nhiệt vật liệu ZnO nanorods sau khi chế tạo nhằm tối ưu nồng độ khuyết tật oxi trong cấu trúc.Tài liệu Khảo sát hoạt tính kháng Oxy hóa và làm trắng da từ các cao chiết của cây Ô dược (Lindera myrrha) : [Mã số : 2017.01.11/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Viện Kĩ thuật Công nghệ cao NTT), 2017) Nguyễn, Lương Hiếu Hòa (CN); Nguyễn, Hoàng Dũng; Trần, Thị Thu HườngTổng quan về Melanin, con đường tổng hợp và quá trình điều hòa sinh tổng hợp Melanin. Quá trình tách chiết và thu nhận thành công các phân đoạn cao của cây ô dược: cao methanol, hexane, ethyl acetate, nước. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tổng hợp melanin và enzyme tyrosinase của các phân đoạn cao thu nhận cho thấy cao ethyl acetate có hoạt tính tốt nhất trong 4 phân đoạn tách chiết với khả năng bắt gốc tự do cao (IC50 = 0,058 mg/ml), cao ethyl acetate có khả năng ức chế tổng hợp melanin mà không gây độc cho tế bào, ở nồng độ 50 µg/ml có khả năng ức chế 38,17% hoạt tính tyrosinase của tế bào u hắc tố B16F10. Những kết quả ban đầu cho thấy cây ô dược có nhiều triển vọng ứng dụng trong mỹ phẩm như là một thành phần làm trắng da an toàn.Tài liệu Nghiên cứu quy trình tạo Chitosan – Phenolic dưới tác dụng xúc tác của Laccase định hướng ứng dụng tạo màng bao bảo quản trái cây [Số hợp đồng : 2017.01.40](Đại học Nguyễn Tât Thành (Khoa Dược), 2017) Huỳnh, Thị Thu Hương, ThS (CN)Hợp chất ferulic được gắn lên chitosan dưới sự xúc tác của laccase từ nấm bào ngư Pleurotus sp. Phản ứng được thực hiện ở nhiệt độ phòng, dưới điều kiện lắc liên tục. Việc khảo sát các điều kiện thìch hợp cho phản ứng gắn đã tạo được dẫn xuất chitosan (C-FA 6.0) với khả năng bắt gốc tự do DPPH đạt giá trị IC50 là 173.53 µg/ml và khả năng bắt gốc ABTS.+ đạt được IC50 là 471.36 µg/ml. So với chitosan, dẫn xuất chitosan (C-FA 6.0) thu được cho khả năng bắt gốc tự do DPPH cao gấp 31 lần và khả năng bắt gốc ABTS.+ cao gấp 7 lần. Dẫn xuất chitosan (C-FA 6.0) có màu vàng cam ổn định. Phân tích phổ nhận thấy có độ hấp thu cao trong vùng 240nm- 600nm so với nguyên liệu ban đầu (chitosan và ferulic acid) khi đo quang phổ UV/Vis. Dẫn xuất chitosan tổng hợp ở pH 4.5 (C-FA 4.5) có khả năng tạo màng bảo quản xoài. Trong các thử nghiệm bảo quản xoài, các lô đối chứng (không bọc màng hoặc bọc màng chitosan) hàm lượng đường tổng tăng nhanh từ ngày 0-ngày 3 (0.34% - 1.18%) sau đó giảm dần đến ngày 9 thí bị hư, trong khi đó lô xoài được bảo quản bằng màng dẫn xuất chitosan-FA có hàm lượng đường tổng tăng dần và đến ngày 9 vẫn chưa giảm. Ngoài ra khả năng bảo quản xoài của màng dẫn xuất còn được thể hiện qua mức giảm trong lượng và lượng vitamin C khá chậm so với lô đối chứng.Tài liệu Nghiên cứu tổng hợp hệ keo Nano bạc – Gelatin định hướng ứng dụng) : [Mã số : 2017.01.25/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2017) Hoàng, Thị Hồng (CN)Tiến hành khảo sát sự thay đổi kích thước của hạt nano bạc thông qua các yếu tố nồng độ tiền chất, nồng độ chất khử, nồng độ chất bảo vệ, thời gian phản ứng, nhiệt độ, pH và độ bền mẫu theo thời gian. Dung dịch nano bạc – gelatin có đỉnh hấp thu UV-Vis từ 410nm đến 440 nm, có dạng hình cầu, phân bố khá đồng đều, kích thước thay đổi từ 2nm đến 10nm qua ảnh TEM. Giản đồ XRD cho các đỉnh hoàn toàn phù hợp với kim loại bạc.Tài liệu Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo lức mầm quy mô pilot : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho cán bộ - giảng viên 2015-2016 [Mã số: 2016.02.02 /HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Môi Trường-Thực Phẩm-Hóa), 2017) Lê, Quốc Tuấn, TS.; Nguyễn, Hoàng Hải Thi; Lê, Quốc Nhật; Lương, Chế Linh; Phan, Đình QuốcNghiên cứu cải thiện quy trình công nghệ sản xuất sữa gạo lức mầm ở quy mô pilot, trong đó sử dụng microwave để rang gạo thay cho phương pháp rang truyền thống và sử dụng chất ổn định gellan gum nhằm tăng chất lượng sản phẩm về màu sắc, mùi vị và hao hụt giá trị dinh dưỡngTài liệu Ứng dụng công nghệ để chế tạo mô hình da Người được sử dụng cho Sinh viên khoa y thực hành khâu vết thương và tiêm Serum : [Mã số : 2016.03.10/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Cố vấn cao cấp Khoa Y Tế Công Cộng), 2017) Lê, Thế Thự (CN); Trần, Xuân Mai; Nguyễn, Thị Huỳnh LanBộ môn Kỹ thuật y sinh của Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia Tp.HCM) có nhóm nghiên cứu về công nghệ vật liệu y sinh như chế tạo tai người nhân tạo. Hiện tại sinh viên ở các trường y thực hành khâu vết thương trên da heo, thân cây chuối, hoa chuối, vải, hay khâu trên miếng xốp bông lau bảng, ... mà chưa có mô hình đúng chuẩn để sinh viên thực hành khâu. Nhóm nghiên cứu đã chế tạo thành công mô hình da giả có tính năng: dẻo dai, màu sắc giống với màu da người, đảm bảo an toàn; độ bền cao, bảo quản được lâu dài và có thể tái sử dụng nhiều lần. Sản phẩm phải sử dụng được cho sinh viên trong thực hành khâu vết thương và tiêm serum dưới da. Tạo cảm giác giống như là thực hiện trên da thật. Nét khác biệt của sản phẩm này là ta có thể thực hiện khâu 2 lớp: 1 lớp dưới da và 1 lớp tại vạt da. Ngoài ra nhóm còn thực hiện thêm được 2 sản phẩm là chế tạo mô ngực và cánh tay bằng Silicon.Tài liệu Nghiên cứu tạo bột nêm từ Nấm và những phụ phẩm từ Nấm dùng trong thực phẩm chay : [Mã số : 2017.01.76/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Môi trường – Thực phẩm - Hóa), 2017) Nguyễn, Thị Vân Linh (CN)Đề tài khảo sát và đánh giá chất lượng nguyên liệu nấm và phụ phẩm nấm đầu vào, điều kiện sất để lựa chọn được nhiệt độ sấy sao cho nguyên liệu ít bị biến đổi về dinh dưỡng và được ưa thích nhất về mặt cảm quan, chọn ra được tỷ lệ phối trôn giữa các nguyên, phụ liệu sao cho sản phẩn được ưa thích nhất về mặt cảm quanTài liệu Nghiên cứu quy trình chiết xuất các chất có hoạt tính sinh học từ cây Lá Đắng(Vernonia Amyggdalina Del.) và thử hoạt tính kháng Α-Glucosidase In Vitro : [Mã số : 2017.01.26/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2017) Nguyễn, Thị Chi (CN)Xây dựng quy trình chiết xuất tối ưu các loại cao chiết. Đánh giá và so sánh các hoạt tính sinh học trong các cao chiết của lá cây Lá đắng. Ứng dụng quy trình để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo và nâng cao giá trị sử dụng trong lĩnh vực thực thẩm chức năng và định hướng trong dược phẩmTài liệu Nghiên cứu ứng dụng cột nhồi trong loại bỏ màu hữu cơ bằng vật liệu hấp phụ từ vỏ Sầu Riêng [Số hợp đồng: 2017.01.09/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tât Thành (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao), 2017) Nguyễn, Thị Thương, ThS (CN); Bạch, Long Giang, TS; Trần, Văn Thuận, ThS; Nguyễn, Hữu Vinh; Trần, ThànhNghiên cứu này nhằm tìm ra giải pháp tối ưu để xử lý ô nhiễm màu hữu trong nước thải bằng vật liệu hấp phụ từ phế phụ phẩm, sẵn có trong tự nhiên, thân thiện với môi trường như vỏ sầu riêng thông qua hấp phụ cột nhồi. Trong nghiên cứu này, hình thái và bề mặt của chất hấp phụ từ vỏ sầu riêng bao gồm vỏ sầu riêng thô qua xử lý sơ bộ (DP) được xác định bằng SEM và FTIR.Tài liệu Nghiên cứu xác định vùng Axit Amin trên Rad52 chịu trách nhiệm chính cho tương tác giữa hai Protein Mus81 và Rad52 [Mã số : 2017.01.02/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Viện Kĩ thuật Công nghệ cao), 2017) Phùng, Thị Thu Hường, ThS (CN); Nguyễn, Lương Hiếu Hòa; Đăng, QuangNghiên cứu tương tác về mặt chức năng giữa phức hợp Mus81-Mms4 và Rad52 ở nấm men. Với các protein tái tổ hợp tinh sạch được từ E.coli, tác giả chứng minh được rằng Rad52 và Mus81-Mms4 có sự tương tác về mặt chứcnăng, cụ thể là sự có mặt của Rad52 tăng cường hoạt tính endonuclease của Mus81-Mms4 trên nhiều cơ chất ưa thích. Ở nghiên cứu này, tác giả tiến hành phân đoạn Rad52 và lập bản đồ vùng trên Rad52 chịu trách nhiệm chính cho tương tác chức năng giữa Mus81-Mms4 và Rad52. Kết quả thu được thể hiện rằng vùng chức năng ở đầu N của Rad52, domain chịu trách nhiệmcho tương tác giữa Rad52 và ADN cũng như giữa các phân tử Rad52 với nhau là vùng quantrọng cần thiết cho tương tác chức năng với Mus81-Mms4. Những kết quả này thể hiện rõ ràng rằng ở nấm men Rad52 và Mus81-Mms4 cùng phối hợp và hoạt động trong việc xử lý các phântử trung gian tái tổ hợp tương đồng.