Article Publication
URI vĩnh viễn cho bộ sưu tập này
Duyệt qua
Gửi gần đây
- Tài liệuNghiên cứu bào chế viên nang paracetamol 325mg phục vụ sinh viên thực hành tại Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành(Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2022) Võ, Thế Anh Tài; Nguyễn, Thị Hoài ThươngNghiên cứu nhằm xây dựng được công thức bào chế viên nang cứng paracetamol 325 mg và đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của viên nang cứng paracetamol 325 mg, bước đầu đề xuất chỉ tiêu chất lượng chế phẩm. Kết quả đã lựa chọn được tá dược độn là avicel:actose với tỉ lệ 1:1, tá dược dính là polyvinyl pyrrolidone K30 và xây dựng công thức cốm bán thành phẩm gồm: paracetamol 90 %, lactose 3 %, avicel 3 %, polyvinyl pyrrolidone K30 4 %, ethanol 70 %. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã khảo sát tá dược độn − trơn và lựa chọn tá dược phù hợp là avicel: magnesi stearat (1:1) để hoàn chỉnh công thức bào chế viên nang gồm: cốm bán thành phẩm paracetamol tương đương 325 mg paracetamol, avicel:magnesi stearat (1:1) vừa đủ 1 viên. Nâng cấp cỡ lô để hoạt động tối đa công suất của máy đóng nang, cho thấy các chỉ tiêu nghiên cứu vẫn đảm bảo chất lượng. Xây dựng quy trình thao tác chuẩn 10 bước bào chế viên nang theo công thức và đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng gồm: cảm quan viên, độ đồng đều khối lượng, hàm lượng dược chất trong viên, lượng giải phóng và hòa tan dược chất. Kết quả của đề tài sẽ là nguồn tài liệu để xây dựng bài giảng và cải thiện chương trình đào tạo Khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành.
- Tài liệuKhảo sát sơ bộ thành phần hóa thực vật và khả năng chống oxi hóa của cao Mạn kinh (Vitex rotundifolia L.f) tại tỉnh Ninh Thuận(Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2022) Nguyễn, Minh Tiến; Phan, Thị Thanh ThủyNhững nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy cây Mạn kinh (Vitex rotundifolia L.f không những cho tác động tương tự estrogen mà còn có khả năng chống oxi hóa, chống tế bào ung thư, đặc biệt là loài cây này nằm trong danh sách bảo tồn và phát triển của tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá đặc điểm thực vật học của lá Mạn kinh bằng phương pháp quan sát mô tả so với tài liệu tham khảo. Các thành phần hóa thực vật trong lá Mạn kinh được khảo sát bằng phương pháp của Ciulei Ngoài ra, hàm lượng polyphenol tổng và hoạt tính chống oxi hóa của các cao chiết từ lá Mạn kinh được đánh giá bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và DPPH. Kết quả cho thấy đặc điểm thực vật học của lá Mạn kinh đúng với tài liệu tham khảo, thành phần sơ bộ hóa thực vật phong phú các hợp chất tự nhiên. Hàm lượng hợp chất polyphenol được xác định là (53,44 ± 0,01) μg GAE/mg với cao cồn và (41,93 ± 0,03) μg GAE/mg với cao nước. Hoạt tính chống oxi hóa thể hiện tốt khi khảo sát, với giá trị IC50 (inhibition concentration) lần lượt trên cao cồn và cao nước là (58,99 ± 0,02) µg/mL và (136,24 ± 0,03) µg/mL. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy lá Mạn kinh là một dược liệu tiềm năng chứa nhiều các hợp chất chống oxi hóa.
- Tài liệuNghiên cứu phát triển sản phẩm bánh quy vỏ lụa ca cao(Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Kỹ Thuật Thực Phẩm Và Môi Trường), 2022) Trần, Bùi Phúc; Vũ, Thị Kim Ngọc; Lê, Thị ThưVỏ lụa ca cao là sản phẩm phụ của ngành công nghiệp sản xuất sô cô la. Việc tận dụng nguồn chế phẩm phụ này kết hợp với bánh quy làm tăng giá trị kinh tế cho cây ca cao, mang lại thêm nguồn thu nhập cho người dân. Trong nghiên cứu này, bánh quy được bổ sung nguồn nguyên liệu tự nhiên là vỏ lụa ca cao. Vỏ lụa ca cao chứa nhiều chất xơ, chất chống oxi hóa, nâng cao giá trị của sản phẩm bánh quy đối với sức khỏe con người. Bánh quy vỏ lụa ca cao 20 % (w/w) có vị đắng, màu nâu, có mùi thơm đặc trưng của ca cao, cấu trúc xốp, giòn, được sản xuất theo quy trình như sau: nhào trộn 2 phút, ủ 20 phút, tạo hình và nướng trong 25 phút ở 150 0C. Công thức bánh quy vỏ lụa ca cao được yêu thích nhất là 200 g bột mì số 8; 40 g vỏ lụa ca cao; 102 g bơ lạt; 43 g magarin; 112,5 g đường; 33,75 g lòng đỏ trứng; 2 g baking soda và 2 g vani. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng tạo sản phẩm bổ sung nguồn năng lượng và dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
- Tài liệuKhảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh và tổ hợp ánh sáng đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng tia UVC(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Huỳnh, Trần Mỹ Hòa; Nguyễn, Thanh Loan; Ngô, Nguyên VũBức xạ cực tím (ultraviolet, UV), đặc biệt là bức xạ UVC (200-280) nm có tác dụng diệt khuẩn nổi bật vì trực tiếp tác động phá hủy cấu trúc DNA của vi sinh vật. Tuy nhiên, UVC không chỉ tác động đến tế bào vi sinh vật mà còn gây tổn thương đến tế bào người và các động vật khác khi tiếp xúc. Để tìm ra biện pháp giảm liều chiếu UV nhằm hạn chế tác hại của nó, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tác động ánh sáng LED xanh (460 nm), ánh sáng LED đỏ (630 nm) và ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng ánh sáng LED UVC (253 nm) với việc xử lí vi khuẩn bằng ánh sáng LED xanh hoặc đỏ hoặc ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh, sau đó tiếp tục xử lí vi khuẩn bằng tia UVC. Nghiên cứu cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy cảm với tia UVC hơn Escherichia coli. Xử lí vi khuẩn trong dung dịch nước muối sinh lí, ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh có khả năng tăng cường hiệu quả của tia UVC đối với S. aureus, nhưng không có hiệu quả đối với E. coli. Xử lí vi khuẩn trên mặt thạch, ánh sáng tổ hợp đỏ - xanh có khả năng làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của tia UVC trên 2 chủng vi khuẩn khảo sát, trong khi xử lí với ánh sáng xanh và UVC chỉ có hiệu quả với S. aureus.
- Tài liệuTạo chủng Escherichia coli có khả năng chịu nồng độ ethanol cao để nâng cao hiệu quả biểu hiện protein tái tổ hợp(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Trần, Thị Hậu; Phùng, Thị Thu Hường; Trần, Hồng DiễmVi khuẩn Escherichia coli là một trong những vật chủ được sử dụng phổ biến nhất trong biểu hiện protein tái tổ hợp nhờ thời gian nuôi cấy ngắn và hiệu suất sinh khối cao. Tuy nhiên, các chủng E. coli thông thường thường không có sẵn các khả năng chịu với các chất ức chế hóa học hay các yếu tố bất lợi trong môi trường nuôi cấy, gây cản trở sự tăng sinh tế bào và giảm hiệu quả biểu hiện protein mục tiêu. Do đó, nghiên cứu đã phát triển chủng E. coli có khả năng đáp ứng trực tiếp với nồng độ ethanol cao nhằm tạo ra những biến đổi của tế bào liên quan đến thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp DNA và tăng hiệu quả biểu hiện protein tái tổ hợp. Khả năng chịu nồng độ ethanol cao (7-8) % của chủng E. coli BL21(DE3) và E. coli C41(DE3) đã được cải thiện bằng phương pháp tiến hóa đáp ứng trong môi trường Luria-Bertani và môi trường muối cơ bản M9. Khi ứng dụng các chủng vi khuẩn đáp ứng làm vật chủ biểu hiện protein tái tổ hợp PETase, bước đầu đánh giá được hiệu quả biểu hiện protein đã được nâng cao đáng kể so với chủng chưa đáp ứng. Phát triển chủng E. coli có khả năng chịu nồng độ ethanol cao sẽ là yếu tố tiềm năng góp phần phát triển hệ thống biểu hiện hiệu quả rong sản xuất protein tái tổ hợp.