Duyệt theo Tác giả "Trần, Võ Ngọc Minh"
Đang hiển thị 1 - 2 của tổng số 2 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Phân tích gộp đánh giá việc bổ sung vitamin D trong việc giảm lượng HbA1c và đường huyết lúc đói của người bệnh đái tháo đường type 2(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Cao, Kim Xoa; Trần, Hà Linh; Đào, Văn Hưng; Lê, Đặng Xuân Bách; Trần, Võ Ngọc MinhNhiều nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled trial ‒ RCT) đã được thực hiện để đánh giá tác động của vitamin D ở người bệnh đái tháo đường type 2 trên hai chỉ số HbA1c và đường huyết đói (fasting blood glucose ‒ FBG) nhưng kết quả còn nhiều tranh cãi. Một phân tích gộp các RCT đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Consolidated Standards of Reporting Trials 2010 (CONSORT 2010) là cần thiết để đưa ra kết luận sau cùng. Truy xuất được thực hiện bởi 2 tác giả trên 3 cơ sở dữ liệu Pubmed, Cochrane và Embase. Phương pháp thống kê: phương sai nghịch đảo với mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect ‒ RE) và khoảng tin cậy (Confidence Interval ‒ CI) là 95 %. Có 23 thử nghiệm được phân tích gộp, trong đó 21 thử nghiệm đánh giá trên chỉ số HbA1c và 17 thử nghiệm trên chỉ số FBG với kết quả lần lượt là Mean Difference (MD) = -0,29; CI 95 %: (-0,52) − (-0,06) và MD = 0,07; CI 95 %: (-0,22) ‒ (0,35). Kết luận: việc bổ sung vitamin D qua đường uống giúp làm giảm đáng kể lượng HbA1c trên người bệnh đái tháo đường type 2 nhưng không ảnh hưởng đối với lượng FBG.Tài liệu Phân tích tổng hợp đánh giá hiệu quả đường uống của thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng Histamin H2 kết hợp với kháng sinh trên người bệnh loét đường tiêu hóa có dương tính với Helicobacter pylori(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Cao, Kim Xoa; Trần, Võ Ngọc Minh; Trương, Nguyễn Minh Hoàng; Nguyễn, Hoàng Bảo Hân; Nguyễn, Ngọc Thoại Nhi; Nguyễn, Đình Nam; Trương, Thị Ngọc DiễmHelicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh lí liên quan đến loét dạ dày - tá tràng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đã được thực hiện để đánh giá vai trò của thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamin H2 (H2RA) khi kết hợp với kháng sinh trong điều trị H. pylori nhưng kết quả còn nhiều mâu thuẫn. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá có hệ thống mang tính cập nhật hơn khi gộp các RCT để so sánh các thuốc nhóm H2RA và PPI kết hợp với kháng sinh trong việc loại bỏ H. pylori. Sau sàng lọc, số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê phương sai nghịch đảo, mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect - RE) và khoảng tin cậy (KTC) là 95 %. Có tổng cộng 25 thử nghiệm từ 21 RCT đạt tiêu chuẩn thông qua sàng lọc với 1.763 người tham gia nhóm PPI và 1.729 người nhóm H2RA cho kết quả không có sự khác biệt giữa hai nhóm thuốc khi kết hợp với kháng sinh trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng dương tính H. pylori với OR = 1,25; 95 % KTC: 0,81-1,93.