Duyệt theo Tác giả "Trần, Hồng Diễm"
Đang hiển thị 1 - 12 của tổng số 12 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Biểu hiện, tinh sạch và đánh giá sơ bộ hoạt tính phân hủy nhựa PET của enzyme PETase tái tổ hợp(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Phạm, Nguyễn Minh Trang,; Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị Hậu; Phùng, Thị Thu HườngNhu cầu xử lí rác thải nhựa polyethylene terephthalate (PET) đang ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng trong xã hội hiện đại. Hiện nay, việc xử lí rác thải PET dựa trên phương pháp phân hủy sinh học được xem là giải pháp bền vững để xử lí rác thải nhựa PET bằng cách sử dụng enzyme nguồn gốc từ vi sinh vật để xúc tác quá trình thủy phân PET. Nghiên cứu đã biểu hiện và tinh sạch thành công enzyme PETase thông qua kĩ thuật protein tái tổ hợp. Điều kiện tối ưu để biểu hiện PETase được xác định là cảm ứng 4 giờ 30 phút ở 30 ℃ với nồng độ IPTG là 0,01 mM. PETase sau tinh sạch thể hiện khả năng phân hủy nhựa PET hiệu quả với hoạt tính được tối ưu hóa khi bổ sung đồng thời glycerol 10 % và DTT 1 mM. Kết quả của nghiên cứu tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến sản xuất enzyme phân hủy PET và các nghiên cứu liên quan đến protein tái tổ hợp để tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam.Tài liệu Bước đầu điều tra cây thuốc sử dụng theo kinh nghiệm dân gian ở tỉnh Ninh Thuận(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019) Trần, Hồng Diễm; Lê, Văn Minh; Nguyễn, Xuân Tuyển; Bạch, Long Giang; Bùi, Văn KỳNguồn cây thuốc tự nhiên được khai thác và sử dụng nhiều với khoảng hơn 50% cây thuốc được đánh giá có tiềm năng khai thác dồi dào. Có khoản 398 loài cây thuốc được sử dụng chủ yếu trong phòng và chữa bệnh trong đó có 54 loài được sử dụng với tần suất cao. Tập trung ở các nhóm bệnh như viêm nhiễm (20%), cảm – ho (18%) và bệnh xương khớp (11%). Kết luận: Khối lượng cây thuốc trồng được sử dụng lớn, nhưng cây thuốc tự nhiên được sử dụng đa d ng về chủng loại. Có khoảng 54 loài cây thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng và chữa trị bệnh.Tài liệu Một xét nghiệm Polymerase Spiral Reaction mới để phát hiện nhanh các gen Staphylococcus aureus kháng penicillin(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Vũ, Quang Hiếu; Phan, Văn Thạch; Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị Quỳnh Như; Đặng, Hữu Nghĩa; Nguyễn, Hồng PhúcBài báo đã phát triển phương pháp trực quan phản ứng phân tử nhằm phát hiện chủng Staphylococcus aureus kháng penicillin dựa trên phản ứng xoắn ốc polymerase (PSR). Phương pháp này thực hiện phản ứng trong điều kiện đẳng nhiệt bằng cách sử dụng enzyme Bst DNA polymerase và hai cặp mồi được thiết kế nhắm mục tiêu vào gen blaZ mã hóa tính kháng penicillin ở S. aureus. Khi khảo sát điều kiện phản ứng cho thấy, ở nhiệt độ 65 °C và nồng độ cặp mồi F2/R2 = 0,1 µM và F1-Nr/R1-N = 1,6 µM, thì phản ứng PSR cho kết quả tối ưu chỉ trong vòng 50 phút. Giới hạn phát hiện của phương pháp PSR với DNA bộ gen và tế bào vi khuẩn lần lượt là 10 pg/μL và 5 CFU/mL trên mỗi phản ứng, nhạy hơn so với phương pháp PCR. Ngoài ra, phương pháp này có tính đặc hiệu cao, do không xảy phản ứng chéo với các chủng vi khuẩn gây bệnh khác. Kết quả cho thấy phương pháp xét nghiệm PSR dễ thực hiện, có độ tin cậy cao; nên được ứng dụng để kiểm tra và khảo sát thực trạng kháng penicillin của S. aureus trong bệnh viện và cộng đồng.Tài liệu Phát hiện nhanh Clostrzidium perfringens bằng kĩ thuật RFA (recombinase polymerase amplifcation) khuếch đại acid nucleic đẳng nhiệt(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Trần, Hồng Diễm; Lâm, Ngọc Ngân AnhClostrzidium perfringens được xem là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm phổ biến nhất chỉ sau Salmonella. C. perfringens là trực khuẩn yếm khi, Gram dương có nhiều trong đất, ruột động Vật, có thể nhiễm vào các loại thịt, đặc biệt là thực phẩm đông lạnh, gây ngộ độc cho người với các triệu chứng đau bụng và tiêu chảy. Để phát hiện Vi khuẩn gây bệnh này, các phương pháp phân lập, nuôi cấy, sinh hóa thông thường cũng như kĩ thuật PCR được thực hiện theo các quy trình phức tạp, tốn nhiều thời gian. Và cũng cần kĩ thuật viên có kinh nghiệm, máy luân nhiệt chuyên dụng đắt tiền. Nghiên cứu này ứng dụng kĩ thuật RPA (recombinase polymerase ạmplification) khuếch đại acid nucleic đẳng nhiệt để phát hiện nhanh Clostridium perfringens. RPA có thời gian phản ứng nhân bản DNA đích ngắn, thực hiện chỉ tại một nhiệt độ, đạt được độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Kết quả đã xác lập được một quy trình phát hiện chính xác đặc trưng của C. perfrỉngens trong thời gian 25 phút tại nhiệt độ 38 0C, nhạy hơn 10 lần so với kĩ thuật PCR, tạo tiền đề cho việc phát hiện trực tiếp C. pezfringens trên các loại mẫu thực phẩm.Tài liệu Phát hiện nhanh Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 bằng phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt vòng lặp (RT-LAMP)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Trần, Hồng Diễm; Phùng, Thị Thu HườngBệnh tay chân miệng (TCM) thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gây ra bởi các chủng vi rút thuộc họ enterovirus, trong đó hai tác nhân chính là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). EV71 và CVA16 có thể gây nên các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong. Đến nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc trị đặc hiệu cho EV71 và CVA16. Vì thế việc phát hiện chẩn đoán nhanh hai loại vi rút này là rất cấp thiết. Phương pháp phát hiện bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, kĩ thuật sinh học phân tử RT-PCR đang là tiêu chuẩn vàng dùng chẩn đoán TCM. Tuy nhiên, RT-PCR đòi hỏi thiết bị phức tạp, đắt tiền và chỉ có thể thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong khi đó, RT-LAMP thừa hưởng tất cả ưu điểm của RT-PCR về độ nhạy, độ đặc hiệu đồng thời kĩ thuật lại đơn giản dễ thực hiện. Trong nghiên cứu này, quy trình RT-LAMP được tối ưu có khả năng phát hiện trình tự mục tiêu của EV71 và CA16 với giới hạn phát hiện 1 fg đối với EV71 và 10 fg đối với CA16, phản ứng được thực hiện tại nhiệt độ cố định (60 0C) trong 35 phút, kết quả có thể được xác định bằng mắt thường thông qua màu sắc của phản ứng thể hiện tiềm năng ứng dụng cao của phương pháp đối với chẩn đoán bệnh tại chỗ.Tài liệu Phát hiện nhanh vi rut gây bệnh dịch tả lợn cổ điển bằng phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt trung gian vòng lặp(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị Hậu; Phạm, Nguyễn Minh Trang; Phùng, Thị Thu HườngDịch tả lợn cổ điển là một trong những bệnh truyền nhiễm quan trọng nhất gây ra bởi vi rut ở lợn, với những đặc trưng: lây lan mạnh, sốt cao, tỉ lệ lợn ốm và chết trong vùng dịch cao. Vì vậy, việc phát hiện nhanh và chính xác bệnh là nhiệm vụ quan trọng, có vai trò quyết định trong việc kiểm soát dịch bệnh. Trong nghiên cứu này, phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt trung gian vòng được sử dụng để phát hiện trình tự đặc trưng tại gen RdRp của CSFV. Quy trình khuếch đại đẳng nhiệt trung gian vòng lặp được tối ưu trong nghiên cứu có khả năng phát hiện trình tự mục tiêu dịch tả lợn cổ điển với giới hạn phát hiện 10−0.5 TCID50/mL, phản ứng được thực hiện tại một nhiệt độ cố định (63 ℃) trong thời gian 35 phút. Đồng thời, phương pháp có thể phát hiện đối với trình tự mục tiêu tách chiết từ các mẫu huyết thanh và có thể đọc kết quả nhanh bằng mắt thường thông qua màu sắc của phản ứng, điều này cho thấy khả năng ứng dụng cao của phương pháp đối với phát hiện nhanh bệnh tại chỗ.Tài liệu Phát hiện nhanh virus gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRSV) bằng phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt Polymerase spiral reaction : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2020 [Mã số : 2021.01.38/HĐ-KHCN](Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT), 2021) Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị HậuĐề tài xác định trình tự mồi PSR đặc trưng phát hiện PRRSV, đánh giá hoạt động của mồi thiết kế, tối ưu quy trình PSR, khảo sát giới hạn phát hiện, tính đặc hiệu của bộ mồi, khả năng hoạt động của PSR với PRRSV hiện diện trong huyết thanh lợn.Tài liệu Phát triển phương pháp multiplex RT-LAMP phát hiện nhanh vi-rút gây hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRSV)(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị Hậu; Phạm, Nguyễn Minh Trang; Phùng, Thị Thu HườngHội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn là một trong những bệnh phức tạp và nguy hiểm nhất, với tỉ lệ tử vong cao cho cả đàn lợn. Cho đến nay, việc chẩn đoán bệnh vẫn dựa chủ yếu vào các dấu hiệu lâm sàng khi lợn phát bệnh và các phương pháp dùng kháng thể, chẩn đoán phân tử RT-PCR thường đòi hỏi nhiều thời gian và kĩ thuật phức tạp cho xét nghiệm bệnh. Trong khi đó, phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt RT-LAMP thừa hưởng tất cả ưu điểm của PCR về độ nhạy, độ đặc hiệu nhưng kĩ thuật đơn giản và thời gian thực hiện nhanh chóng. Vì thế, mục tiêu chính của nghiên cứu này là xây dựng quy trình phát hiện nhanh vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (PRRSV) bằng multiplex RT-LAMP. Quy trình multiplex RT-LAMP được tối ưu trong nghiên cứu có khả năng phát hiện trình tự mục tiêu PRRSV với giới hạn phát hiện 100,5 TCID50/mL, phản ứng được thực hiện tại một nhiệt độ cố định (65 °C) trong thời gian 25 phút, có thể đọc kết quả nhanh bằng mắt thường thông qua màu sắc của phản ứng.Tài liệu Tạo chủng Escherichia coli có khả năng chịu nồng độ ethanol cao để nâng cao hiệu quả biểu hiện protein tái tổ hợp(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Trần, Thị Hậu; Trần, Hồng Diễm; Phùng, Thị Thu HườngVi khuẩn Escherichia coli là một trong những vật chủ được sử dụng phổ biến nhất trong biểu hiện protein tái tổ hợp nhờ thời gian nuôi cấy ngắn và hiệu suất sinh khối cao. Tuy nhiên, các chủng E. coli thông thường thường không có sẵn các khả năng chịu với các chất ức chế hóa học hay các yếu tố bất lợi trong môi trường nuôi cấy, gây cản trở sự tăng sinh tế bào và giảm hiệu quả biểu hiện protein mục tiêu. Do đó, nghiên cứu đã phát triển chủng E. coli có khả năng đáp ứng trực tiếp với nồng độ ethanol cao nhằm tạo ra những biến đổi của tế bào liên quan đến thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp DNA và tăng hiệu quả biểu hiện protein tái tổ hợp. Khả năng chịu nồng độ ethanol cao (7-8) % của chủng E. coli BL21(DE3) và E. coli C41(DE3) đã được cải thiện bằng phương pháp tiến hóa đáp ứng trong môi trường Luria-Bertani và môi trường muối cơ bản M9. Khi ứng dụng các chủng vi khuẩn đáp ứng làm vật chủ biểu hiện protein tái tổ hợp PETase, bước đầu đánh giá được hiệu quả biểu hiện protein đã được nâng cao đáng kể so với chủng chưa đáp ứng. Phát triển chủng E. coli có khả năng chịu nồng độ ethanol cao sẽ là yếu tố tiềm năng góp phần phát triển hệ thống biểu hiện hiệu quả trong sản xuất protein tái tổ hợp.Tài liệu Xây dựng phương pháp phát hiện nhanh Clostridium Perfringens bằng kỹ thuật khuếch đại Recombinase polymerase amplification (RPA) : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho cán bộ - giảng viên 2020 [Số hợp đồng: 2020.01.03/HĐ-KHCN](Đại học Nguyễn Tất Thành (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT), 2020) Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị Hậu; Hồ, Tá GiápTrình bày nêu ra các phương pháp phát hiện nhanh Clostridium Perfringens như: Phương pháp xác định trình tự các thành phần phản ứng RPA, phương pháp nuôi cấy và tăng sinh chủng vi khuẩn Clostridium Perfringens trong môi trường (TSB), phương pháp tách chiếc ADN, phương pháp PRC.Từ đó nghiên cứu và cho ra kết quảTài liệu Xây dựng qui trình khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt Recombinase Polymerase Amplification (RPA) phát hiện nhanh gen hly của vi khuẩn Listeria monocytogenes(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020) Trần, Thị Hậu; Trần, Hồng Diễm; Phùng, Thị Thu HườngListeria monocytogenes là một trong những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm phổ biến, có khả năng dẫn đến tử vong cho người nhiễm khuẩn. L. monocytogenes thường được phát hiện bằng kĩ thuật vi sinh truyền thống hoặc phương pháp sinh học phân tử phổ biến như Polymerase Chain Reaction (PCR). Tuy nhiên, khả năng ứng dụng phát hiện L. monocytogenes của các kĩ thuật này bị hạn chế do sự tốn kém về thời gian thực hiện và các yêu cầu nghiêm ngặt về thiết bị cũng như kĩ thuật viên có kinh nghiệm. Nghiên cứu này đã xây dựng phương pháp khuếch đại axit nucleic đẳng nhiệt Recombinase Polymerase Amplification (RPA) để phát hiện nhanh và chính xác gen hly của vi khuẩn L. monocytogenes. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình tự mồi thiết kế cho phản ứng RPA đã nhân bản thành công gen hly của vi khuẩn L. monocytogenes. Phản ứng RPA được thiết lập ở điều kiện nhiệt độ và thời gian tối ưu là 39 0C trong 25 phút. Giới hạn phát hiện tối thiểu của phản ứng RPA là 310 fg đối với DNA tách chiết, nhạy gấp 1000 lần so với phản ứng PCR truyền thống. Phương pháp RPA với ưu điểm nhanh, nhạy, có tiềm năng thay thế các phương pháp phát hiện truyền thống và phát triển thành bộ kit ứng dụng để phát hiện nhanh vi khuẩn L. monocytogenes.Tài liệu Xây dựng quy trình khuếch đại vòng xoắn đẳng nhiệt phát hiện nhanh vi rút gây hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Trần, Hồng Diễm; Trần, Thị Hậu; Phạm, Nguyễn Minh Trang; Phùng, Thị Thu HườngHội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn (Porcine reproductive and respiratory syndrome - PRRS) gây ra bởi vi rút PRRS (PRRS virus - PRRSV) là một trong những bệnh phức tạp và nguy hiểm nhất ở lợn với tỉ lệ tử vong cao. Tại Việt Nam, các đợt bùng phát PRRS xảy ra hàng năm ở nhiều tỉnh thành gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi và rủi ro về sức khỏe người tiêu dùng. Hiện nay, RT-PCR (Realtime Polymerase Chain Reaction) đang là phương pháp vàng trong chẩn đoán PRRS, cùng với các phương pháp sinh học phân tử khác luôn được quan tâm nghiên cứu. Trong bài báo này, nhóm tác giả đã nghiên cứu phát triển phương pháp khuếch đại vòng xoắn (Polymerase spiral reaction - PSR) đẳng nhiệt. Nhờ tối ưu quy trình PSR đã đạt được kết quả phát hiện PRRSV nhanh và chính xác trong điều kiện đẳng nhiệt (không cần thiết bị luân nhiệt đắt tiền) với giới hạn phát hiện 100.5 TCID50/mL, phản ứng được thực hiện ở một nhiệt độ cố định (65 0C) trong thời gian 40 phút và có thể đọc kết quả tại chỗ bằng mắt thường qua màu của phản ứng.