Duyệt theo Tác giả "Nguyễn, Thị Phương"
Đang hiển thị 1 - 10 của tổng số 10 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH Tư vấn - Đại lý thuế TFA : Khóa luận tốt nghiệp(Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Tài chính - Kế toán), 2021) Nguyễn, Thị Phương; Tô, Lê Nguyên Khoa, ThS. (Hướng dẫn)Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty TNHH Tư vấn – Đại lý thuế TFA.Tài liệu Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các cao chiết cây Trâm Bầu Combretum quadrangulare Kurz(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020) Nguyễn, Thị Phương; Nguyễn, Hữu Hùng; Bùi, Lê MinhĐề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của lá, rễ và hạt cây Trâm Bầu (Combretum quadrangulare – C. quadrangulare Kurz) thu nhận tại tỉnh An Giang. Thông qua phương pháp tách chiết ngâm nóng trong ethanol 70%. Các cao chiết lá, rễ và hạt được thu nhận với hiệu suất tách chiết là 3,8%, 1,8% và 4,4% so với tổng lượng lá, rễ và hạt Trâm Bầu khô tương ứng. Các cao chiết Trâm Bầu được chứng minh có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, terpenoid, phenolic acid, saponin và tannin bằng các phản ứng hóa học. Thông qua phương pháp MTT, các cao chiết lá và rễ Trâm bầu cũng thể hiện hoạt tính gây độc mạnh trên tế bào ung thư phổi A549 và ung thư máu K562. Ngoài ra, 2 cao chiết này cũng thể hiện sự khác biệt trong hoạt tính gây độc tế bào ung thư và sự ảnh hưởng lên dòng tế bào phôi thận người HEK293. Trong khi đó, cao chiết hạt Trâm bầu thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu trên cả 3 dòng tế bào thử nghiệm. Nghiên cứu này được coi là bước đầu trong các nghiên cứu sàng lọc và cô lập hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Trâm bầu tại An Giang, đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư.Tài liệu Nghiên Cứu Hấp Phụ Norfloxacin Trong Nước Bằng Than Sinh Học Điều Chế Từ Bã Cà Phê: Khóa luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường.(Đại học Nguyễn Tất Thành (Khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường), 2020) Nguyễn, Thị Phương; Võ, Thị Diệu Hiền,TS. (Hướng dẫn)Mục tiêu của đề tài là điều chế thành công than sinh học từ bã cà phê (BSCG) và đánh giá hiệu quả hấp phụ norfloxacin (NOR) trong nước ở những điều kiện khác nhau, xác định đặc tính của BSCG, đánh giá sự ảnh hưởng của pH đến khả năng loại bỏ NOR của BSCG, đánh giá sự ảnh hưởng của liều lượng BSCG đến khả năng loại bỏ NOR của BSCG, đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ NOR đến khả năng loại bỏ NOR của BSCG, đánh giá sự ảnh hưởng của nồng độ muối đến khả năng loại bỏ NOR của BSCG, xác định đẳng nhiệt hấp phụ NOR của BSCG.Tài liệu Nghiên cứu hoạt tính làm lành vết thương và kháng viêm của Lan Gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) nuôi cấy mô(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Nguyễn, Thị Khoa; Nguyễn, Thị Phương; Phan, Ngọc Hân; Ngô, Hoàng Long; Đỗ, Đức ThăngLan Gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) đã được chứng minh là loại dược liệu quý, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch, chống tăng đường huyết và bảo vệ gan. Rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng các cao chiết khác nhau để đánh giá hoạt tính sinh học của Lan Gấm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá in vitro hoạt tính làm lành vết thương của cao chiết chứa polysaccharide (AWE) và hoạt tính kháng viêm của cao chiết ethanol (AEE) từ Lan Gấm nuôi cấy mô tại Việt Nam. Kết quả cho thấy AWE ở nồng độ 100 μg/mL thể hiện hoạt tính làm lành vết thương sau 16 giờ xử lý trên mô hình nguyên bào sợi (fibroblast). Trong khi đó, AEE thể hiện khả năng kháng viêm trong thử nghiệm sản sinh NO trên tế bào RAW 264.7. Những hoạt tính in vitro của Lan Gấm thu được trong nghiên cứu sẽ tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo trên mô hình in vivo.Tài liệu Nghiên cứu khả năng kháng oxi hóa và gây độc tế bào ung thư của cao chiết ethanol từ tổ yến nuôi tại Việt Nam(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Nguyễn, Thị Phương; Nguyễn, Thị KhoaTrong nghiên cứu này, chúng tôi bước đầu xác định một số hoạt tính sinh học của cao chiết ethanol từ tổ yến nuôi ở Việt Nam. Kết quả phân tích kháng oxi hóa sử dụng (2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl-hydrate) (DPPH) cho thấy cao chiết này thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa in vitro ở mức độ đáng kể IC50 = (94,74 ± 2,35) µg/mL. Đồng thời, cao chiết còn có khả năng gây độc tế bào ung thư gan HuH-6, ung thư vú MCF-7 và ung thư máu K562 với giá trị IC50 lần lượt là (82,12 ± 2,42, 98,72 ± 2,50 và 53,70 ± 0,12) µg/mL. Các kết quả thu được tạo cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về thành phần hoạt chất cũng như hoạt tính kháng oxi hóa và gây độc tế bào ung thư của cao chiết ethanol từ tổ yến trên mô hình in vivo.Tài liệu Sàng lọc một số cây thuốc Việt Nam có hoạt tính kháng khuẩn : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2019 [Số hợp đồng: 2019.01.04/HĐ-KHCN](Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT), 2019) Bùi, Lê Minh; Nguyễn, Thị PhươngSàng lọc để chọn ra những thảo dược có khả năng kháng khuẩn tốt nhất trong những loài đã được nghiên cứu riêng lẻ từ nhóm cây thuốc Việt Nam, đồng thời khảo sát khả năng kháng oxy hóa và kháng ung thư của các loài thực vật này.Tài liệu Sự khác biệt về mức độ biểu hiện các enzyme chuyển hóa ceramide giữa hai dòng tế bào ung thư gan Hep3B và Huh6(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Vũ, Minh Thiết; Nguyễn, Hoàng Danh; Nguyễn, Thị Phương; Đỗ, Hoàng Đăng KhoaCeramide, một phân tử trung tâm của sphingolipid, đóng vai trò quan trọng trong bệnh ung thư gan và sinh lý bệnh do lipid này điều hòa chuyển hóa axit béo, kháng insulin và cảm ứng mạnh quá trình apoptosis. Sự chuyển hóa của ceramide tác động trực tiếp đến khả năng sống sót của các tế bào ung thư và sự hình thành khối u trong quá trình hóa trị và xạ trị. Do đó, các enzym chuyển hóa ceramide đang là mục tiêu mới trong nghiên cứu phát triển thuốc điều trị ung thư và cơ chế đáp ứng thuốc. Trong nghiên cứu này, phương pháp qPCR được sử dụng để đánh giá toàn diện mức độ biểu hiện của các enzym điều chính trực tiếp quá trình chuyển hóa ceramide trong tế bào có nguồn gốc ung thư gan Hep3B và tế bào có nguồn gốc từ nguyên bảo gan Huh6. Kết quả cho thấy hai dòng tế bào này có mức độ khác biệt rõ rệt về mức độ biểu hiện của các enzyme kể trên. So với Huh6, tế bào Hep3B gây giảm thiểu hoạt động của enzyme tạo ceramide chuỗi C16, trong khi lại tăng mức biểu hiện của các enzyme tạo ceramide chuỗi dài Cl8 - C24; tăng hoạt động của enzyme phân hủy ceramide hydrolase và sphingosine kinase, đặc biệt làm giảm biểu hiện của một sphingomyelinase trung tính. Những điểm khác biệt này giúp Hep3B kích thích tăng sinh tế bào và ức chế quá trình apoptosis so với Huh6. Do đó, chúng tôi đề nghị nên chọn Hep3B (và có thể các dòng tế bào ung thư biểu mô gan khác) thay Vì Huh6 trong các nghiên cứu ung thư gan liên quan đến chuyển hóa ceramide.Tài liệu Tạo kháng thể IgG thỏ kháng protein bài xuất/tiết của Sán lá gan lớn Fasciola gigantica(Đại học Nguyễn Tất Thành(Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường), 2019-09-20) Đặng, Ngọc Kim Thuỳ; Lê, Thị Phương Thảo; Thái, Thị Tuyết Trinh; Nguyễn, Thị Phương; Nguyễn, Hữu HùngTrình bày phương pháp phát hiện kháng nguyên protein bài xuất/tiết (protein E/S) của sán trong máu và trong phân bằng cách dùng kháng thể. Mục tiêu đề tài là sử dụng E/S antigen của sán lá gan lớn F. gigantica tạo kháng thể IgG thỏ đặc hiệu cho protein E/S này. Gây đáp ứng miễn dịch trên thỏ để tạo được IgG. Sau đó, IgG được tinh chế bằng phương pháp tủa muối Ammonium sulfate 45% và sắc kí ái lực qua cột protein G. Kết quả đã thu được IgG thỏ tinh sạch đặc hiệu cho protein E/S của sán lá gan lớn F. gigantica. Sản phẩm IgG thu được là tiền đề để hướng tới việc chế tạo bộ kit chẩn đoán phát hiện nhiễm bệnh do sán lá gan lớn F. gigantica trên người và động vật thông qua phát hiện kháng nguyên trong máu và trong phân.Tài liệu Đánh giá khả năng thủy phân protein đậu nành tinh chế bằng dịch chiết gừng và một số hoạt tính sinh học của sản phẩm thủy phân(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Lê, Thái Quang; Mai, Thùy Linh; Nguyễn, Thị Phương; Bùi, Công Chính; Nguyễn, Kim Trúc; Nguyễn, Thị KhoaKết quả nghiên cứu cho thấy sự thủy phân protein đậu nành tinh chế phụ thuộc nồng độ, thời gian và nhiệt độ xử lí. Các sản phẩm protein đậu nành tinh chế sau thủy phân có khả năng khử gốc tự do cao hơn từ (7-31) % và thu hẹp diện tích vết thương trên nguyên bào sợi hơn 2 lần so với protein đậu nành tinh chế chưa thủy phân. Kết quả này tạo cơ sở cho những nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính sinh học và khả năng ứng dụng của các sản phẩm thủy phân vào sản xuất thực phẩm chức năng.Tài liệu Đánh giá tác động ở mức độ phiên mã của cao phân đoạn Trâm Bầu Combretum quadrangualre Kurz lên con đường apoptosis ở tế bào ung thư gan HepG2 : [Mã số : 2021.01.37/HĐ-KHCN](Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, 2021) Nguyễn, Thị PhươngThu nhận cao phân đoạn từ lá cây Trâm Bầu Combretum quadrangualre. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư gan HepG2 từ các cao phân đoạn từ lá cây Trâm Bầu Combretum quadrangualre. Ảnh hưởng của cao phân đoạn Trâm Bầu lên biểu hiện gene liên quan đến apoptosis.