Duyệt theo Tác giả "Nguyễn, Hữu Hùng"
Đang hiển thị 1 - 6 của tổng số 6 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các cao chiết cây Trâm Bầu Combretum quadrangulare Kurz(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020) Nguyễn, Thị Phương; Nguyễn, Hữu Hùng; Bùi, Lê MinhĐề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng gây độc tế bào ung thư của lá, rễ và hạt cây Trâm Bầu (Combretum quadrangulare – C. quadrangulare Kurz) thu nhận tại tỉnh An Giang. Thông qua phương pháp tách chiết ngâm nóng trong ethanol 70%. Các cao chiết lá, rễ và hạt được thu nhận với hiệu suất tách chiết là 3,8%, 1,8% và 4,4% so với tổng lượng lá, rễ và hạt Trâm Bầu khô tương ứng. Các cao chiết Trâm Bầu được chứng minh có chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, terpenoid, phenolic acid, saponin và tannin bằng các phản ứng hóa học. Thông qua phương pháp MTT, các cao chiết lá và rễ Trâm bầu cũng thể hiện hoạt tính gây độc mạnh trên tế bào ung thư phổi A549 và ung thư máu K562. Ngoài ra, 2 cao chiết này cũng thể hiện sự khác biệt trong hoạt tính gây độc tế bào ung thư và sự ảnh hưởng lên dòng tế bào phôi thận người HEK293. Trong khi đó, cao chiết hạt Trâm bầu thể hiện hoạt tính gây độc tế bào yếu trên cả 3 dòng tế bào thử nghiệm. Nghiên cứu này được coi là bước đầu trong các nghiên cứu sàng lọc và cô lập hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây Trâm bầu tại An Giang, đặc biệt là các hợp chất có hoạt tính gây độc tế bào ung thư.Tài liệu Nghiên cứu quy trình tinh chế alpha-fetoprotein từ máu cuống rốn người : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho cán bộ - giảng viên 2015 - 2016(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2016) Nguyễn, Hữu Hùng; Lê, Thị Phương ThảoTài liệu Tạo kháng thể IgG thỏ kháng alpha-fetoprotein người(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Lê, Thị Phương Thảo; Nguyễn, Hữu HùngAlpha-fetoprotein (AFP) là một protein huyết tương được sản xuất trong quá trình phát triển của bào thai. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, AFP tồn tại trong huyết thanh với hàm lượng rất thấp (<20ng/mL) nhưng có sự tăng trở lại trong một số trường hợp bệnh lý, đặc biệt là các trường hợp liên quan tới gan, như ung thư biểu mô tế bào gan, xơ gan, ... Do đó, AFP đã trở thành dấu ấn sinh học được sử dụng trong sàng lọc dị tật thai và chẩn đoán phát hiện ung thư gan. Kháng thể IgG kháng AFP đã và đang được ứng dụng ph biến trong các xét nghiệm huyết thanh học chẩn đoán và tiên lượng ung thư gan. Nghiên cứu này vì vậy tập trung vào việc sản xuất kháng thể IgG kháng AFP người bằng cách gây đáp ứng miễn dịch trên thể . Kết quả cho thấy thể đã tạo được kháng thể IgG đặc hiệu với AFP được đánh giá bằng kỹ thuật western blot. Kháng thể IgG này sau đó đã được tinh chế bằng sắc ký ái lực với protein G và có thể được ứng dụng vào việc chế tạo các sản phẩm chẩn đoán huyết thanh học..Tài liệu Tạo kháng thể IgG thỏ kháng IgG người(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2018) Thái, Thị Tuyết Trinh; Trần, Thị Cẩm Tú; Lê, Thị Phương Thảo; Nguyễn, Hữu HùngBài báo này trình bày kết quả tạo và tinh chế IgG thỏ kháng kháng nguyên IgG người bằng các phương pháp như gây đáp ứng miễn dịch cho động vật bằng cách tiêm trong da, tinh sạch kháng thể IgG bằng phương pháp tủa với ammonium sulphate 45% và phương pháp sắc kí ái lực qua cột protein G. Ngoài ra, bài báo còn đề cập đến các phương pháp kiểm tra hiệu quả của quá trình gây đáp ứng miễn dịch như phương pháp khuếch tán kép trên thạch (Ouchterlony) và Western blot. Mục đích của việc nghiên cứu là tạo và tinh sạch kháng thể IgG thỏ kháng kháng nguyên IgG người đạt độ tinh sạch cao, làm tiền đề cho việc phát triển qui trình sản xuất kháng thể tinh sạch trong nước cũng như ứng dụng trong các kit chẩn đoán nhằm phục vụ cho nghiên cứu khoa học và xét nghiệm phát hiện bệnh. Kết quả nghiên cứu thu nhận được khoảng 80mg kháng thể IgG thỏ kháng IgG người tinh sạch, với độ sạch cao (ước tính > 95% khi phân tích bằng SDS-PAGE).Tài liệu Tạo kháng thể IgG thỏ kháng protein bài xuất/tiết của Sán lá gan lớn Fasciola gigantica(Đại học Nguyễn Tất Thành(Khoa Công nghệ Sinh học và Môi trường), 2019-09-20) Đặng, Ngọc Kim Thuỳ; Lê, Thị Phương Thảo; Thái, Thị Tuyết Trinh; Nguyễn, Thị Phương; Nguyễn, Hữu HùngTrình bày phương pháp phát hiện kháng nguyên protein bài xuất/tiết (protein E/S) của sán trong máu và trong phân bằng cách dùng kháng thể. Mục tiêu đề tài là sử dụng E/S antigen của sán lá gan lớn F. gigantica tạo kháng thể IgG thỏ đặc hiệu cho protein E/S này. Gây đáp ứng miễn dịch trên thỏ để tạo được IgG. Sau đó, IgG được tinh chế bằng phương pháp tủa muối Ammonium sulfate 45% và sắc kí ái lực qua cột protein G. Kết quả đã thu được IgG thỏ tinh sạch đặc hiệu cho protein E/S của sán lá gan lớn F. gigantica. Sản phẩm IgG thu được là tiền đề để hướng tới việc chế tạo bộ kit chẩn đoán phát hiện nhiễm bệnh do sán lá gan lớn F. gigantica trên người và động vật thông qua phát hiện kháng nguyên trong máu và trong phân.Tài liệu Thiết lập qui trình nuôi ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis(Đại học Nguyễn Tất Thành, 2019) Hồ, Đăng Minh Nhựt; Nguyễn, Thị Kê; Võ, Doãn Trung; Phan, Thị Ngọc Điệp; Nguyễn, Hữu HùngToxocariasis là bệnh giun đũa chó/mèo lây từ thú sang người rất phổ biến, do ấu trùng giun đũa Toxocara canis (T. canis) hay Toxocara cati (T. cati) gây ra. Chẩn đoán nhiễm Toxocara spp. phụ thuộc vào việc phát hiện kháng thể kháng protein trong dịch bài xuất/tiết của ấu trùng giun đũa. Kể từ nghiên cứu đầu tiên của De Savigny, nhiều tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu đã thực hiện nhưng các phương pháp này thường khó thực hiện, tốn kém và cho nhiều kết quả khác nhau. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp đơn giản và hiệu quả để thu nhận tối đa trứng Toxocara canis đã thụ tinh. Nuôi giun trưởng thành trong môi trường dinh dưỡng để thu trứng, sau 5 – 6 ngày nuôi giun được mổ để tận thu trứng từ trong tử cung. Sau một tháng ấp trứng, ấu trùng bên trong trứng sẽ được kích nở nhờ CO2 sinh ra từ phản ứng hoá học trong m i trường HBSS (Hank‟s Balanced Salt Solution). Ấu trùng sau đó được lọc qua r y có đường kính lỗ 40µm để thu ấu trùng sống. Kết quả cho thấy tỉ lệ ấu trùng hình thành ph i trong phương pháp nuôi (82.5%) cao hơn so với phương pháp mổ (40%). Phương pháp này cho hiệu quả cao hơn so với phương pháp của De Savigny và các phương pháp khác theo ba cách: (i) tăng tối đa lượng ấu trùng thu được, (ii) cải thiện khả năng tinh s ch ấu trùng, (iii) giảm đáng kể thời gian và công sức thực hiện. Protein bài xuất/tiết của T. canis có trong dịch nuôi cấy khi phân tích bằng phương pháp điện di SDS – PAGE cho thấy có ít nhất 17 protein được phát hiện. Các protein này có trọng lượng phân tử từ 19,5 đến 498,5kDa và protein 33,1kDa là thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất.