Duyệt theo Tác giả "Ngô, Nguyên Vũ"
Đang hiển thị 1 - 4 của tổng số 4 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh và tổ hợp ánh sáng đỏ-xanh lên quá trình diệt khuẩn bằng tia UVC(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Huỳnh, Trần Mỹ Hòa; Nguyễn, Thanh Loan; Ngô, Nguyên VũNghiên cứu cho thấy vi khuẩn Staphylococcus aureus nhạy cảm với tia UVC hơn Escherichia coli. Xử lí vi khuẩn trong dung dịch nước muối sinh lí, ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh có khả năng tăng cường hiệu quả của tia UVC đối với S. aureus, nhưng không có hiệu quả đối với E. coli. Xử lí vi khuẩn trên mặt thạch, ánh sáng tổ hợp đỏ-xanh có khả năng làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của tia UVC trên 2 chủng vi khuẩn khảo sát, trong khi xử lí với ánh sáng xanh và UVC chỉ có hiệu quả với S. aureus.Tài liệu Khảo sát hiệu quả quang phân li sắc tố staphyloxanthin từ Vi khuẩn Staphylococcus aureus bởi ánh sáng LED bước sóng 460 nm(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2021) Vũ, Văn Vân; Ngô, Nguyên VũStaphyloxanthin là một sắc tố màu Vàng sáng thuộc nhóm carotenoid do Vi khuẩn Staphylococcus aureus tổng hợp trên màng tế bào. Staphyloxanthin mang đặc tính kháng oxi hóa, do đó có tác dụng giúp Vi khuẩn Staphylococcus aureus chống lại các tác nhân oxi hóa có khả năng phá hủy và giết chết Vi khuẩn. Ánh sáng bước sóng 460 nm được chứng minh có khả năng gây phân giải quang staphyloxanthin, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kháng oxi hóa của Vi khuẩn S. aureus. Kết quả thử nghiệm trên dịch chiết thô staphyloxanthin cho thấy ảnh sáng 460 nm ở cường độ 200 mVV/cm2 gây phân giải quang 41,1 % dịch chiết sau 5 phút chiều. Mẫu dịch chiết thô tiếp tục bị phân giải quang thêm sau 5 phút chiếu, giảm 74,8 % so với ban đầu. Tuy nhiên khi thử nghiệm chiếu ánh sáng 460 nm trực tiếp lên sinh khối Vi khuẩn còn staphyloxanthin trên màng tế bào, hiệu quả tác động của ảnh sáng 460 nm bị giảm một phần, và hiệu quả phân giải quang theo thời gian chậm hơn so với tác động trực tiếp của ảnh sáng lên dịch chiết. Kết quả của nghiên cứu thế hiện tiềm năng khả dụng của ảnh sáng bước sóng 460 nm gây phân giải quang sắc tố staphyloxanthin của Vi khuẩn S. aureus, là bước khởi đầu cần thiết để nghiên cứu phương án xử lí loài Vi khuẩn này bằng ảnh sáng 460 nm trong tương lai.Tài liệu Phân lập, định danh và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết sinh khối nấm thuộc chi Pycnoporus(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2020) Trương, Nguyễn Thuận Thiên; Ngô, Nguyên VũCác loài nấm thuộc chi Pycnoporus đã được nhiều nghiên cứu chứng minh có thể ức chế được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau, tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu đi sâu khai thác các hợp chất kháng khuẩn của các loài nấm này tại Việt Nam. Nghiên cứu này đã chọn lọc và phân lập một chủng nấm thuộc chi Pycnoporus tại Việt Nam. Kết quả định danh cho thấy chủng nấm thu thập được thuộc loài Pycnoporus sanguineus, đồng thời chủng nấm này cũng đã được nuôi cấy trên cơ chất rắn bao gồm mùn cưa và thóc trong điều kiện phòng thí nghiệm để thu phần sinh khối. Sinh khối nấm được chiết xuất bằng methanol để lấy cao tổng và kiểm tra hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp dĩa giấy kháng sinh, kết quả cho thấy 150 mg cao chiết tiêu diệt được 6 chủng vi khuẩn gây bệnh bao gồm Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Vibrio parahaemolyticus. Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề để có thể đi sâu nghiên cứu về các chế phẩm hoạt tính kháng khuẩn của các loài nấm này trong tương lai.Tài liệu Phân lập, định danh và khảo sát khả năng sinh trưởng của loài nấm có hoạt tính kháng khuẩn Pycnoporus sp. trên cơ chất rắn : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2020 [Mã số: 2020.01.008/HĐ-KHCN](Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (Viện Kỹ Thuật Công nghệ cao NTT), 2020) Ngô, Nguyên VũNghiên cứu đánh giá tiềm năng kháng khuẩn và khả năng phát triển của các loài nấm thuộc chi Pycnoporus này trong điều kiện nuôi cấy nhân tạo có thể tạo tiền đề phát triển các loại kháng sinh mới sản xuất từ loài nấm này trong tương lai.