Duyệt theo Tác giả "Lưu, Thị Mỹ Ngọc"
Đang hiển thị 1 - 3 của tổng số 3 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Khảo sát các tác nhân gây stress và biện pháp tự quản lý stress của sinh viên Dược Đại học Nguyễn Tất Thành : Báo cáo tổng kết đề tài NCKH dành cho Cán bộ - Giảng viên 2019 : [Mã số: 20190169/HĐ-KHCN](Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Khoa Dược), 2019) Lưu, Thị Mỹ NgọcXác định mức độ stress và tìm hiểu nguyên nhân gây ra stress đối với sinh viên Dược từ năm 1 đến năm 5. Tìm hiểu các giải pháp tự bản thân sinh viên sử dụng để kiểm soát stress hướng đến hỗ trợ công tác tư vấn cho sinh viên, góp phần giảm thiểu tỷ lệ bỏ học do áp lực học tập. Đề xuất giải pháp hỗ trợ thích hợp cho sinh viên giảm thiểu hoặc loại bỏ các yếu tố gây stress từ môi trường học tập, công tác giảng dạy, công tác tư vấn và hỗ trợ cho sinh viên nhằm nâng cao sức khỏe cho sinh viên và chất lượng giáo dục tại Khoa Dược.Tài liệu Mức độ phục hồi học tập sau phong tỏa do đại dịch COVID-19 của sinh viên Dược(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Lưu, Thị Mỹ NgọcNghiên cứu đánh giá sự phục hồi học tập của sinh viên Dược sau phong tỏa do dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam. Nghiên cứu được thiết kế dạng mô tả cắt ngang từ 31/03/2022 đến 12/05/2022 với bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến trên 761 sinh viên Dược năm nhất, ba và năm. Sự phục hồi học tập được đánh giá bằng Thang đo phục hồi học tập dành cho sinh viên Dược. Kết quả cho thấy, trung vị điểm phục hồi học tập của sinh viên năm nhất, ba và năm lần lượt là 54, 46, 49, với khoảng điểm 16-80 cho thấy sinh viên Dược phục hồi học tập ở mức trung bình. Khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm phục hồi học tập của sinh viên ba khóa (p < 0,0001). Điểm phục hồi học tập cao nhất ở sinh viên năm nhất và thấp nhất ở sinh viên năm ba. Nhóm sinh viên có điểm trung bình tích lũy ở mức giỏi và xuất sắc có trung vị điểm phục hồi học tập cao hơn nhóm sinh viên có điểm trung bình tích lũy ở mức kém, trung bình và khá (tất cả p < 0,001). Kết quả nghiên cứu là bằng chứng để nhà trường có chiến lược phù hợp hỗ trợ sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm 3 và sinh viên có điểm trung bình tích lũy ở mức kém, trung bình và khá, phục hồi học tập nhanh hơn sau tác động của dịch bệnh COVID-19Tài liệu Nhận thức về môi trường học tập của sinh viên Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Lưu, Thị Mỹ Ngọc; Nguyễn, Ngọc Đăng KhoaNghiên cứu đánh giá nhận thức về môi trường học tập (MTHT) của sinh viên Dược Trường Đại học Nguyễn Tất Thành để xác định các khía cạnh MTHT cần cải thiện hoặc phát triển mạnh hơn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 11/10/2021 đến 20/10/2021, có 416 sinh viên hoàn thành khảo sát trực tuyến. Đánh giá nhận thức MTHT ở 2 khía cạnh chính: nhà trường và sinh viên bằng công cụ MSLES phiên bản rút gọn (Medical School Learning Environment Scale Short Version). Điểm MSLES tối đa là 5. Sinh viên nhận thức tích cực về MTHT với điểm trung bình chung là 2,95 ± 0,73. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê điểm nhận thức MTHT ở 4 yếu tố: giới tính (p < 0,01), năm học của sinh viên (p < 0,01), điểm trung bình tích lũy (p < 0,001) và áp lực tài chính (p < 0,05). Sinh viên nữ có điểm nhận thức MTHT cao hơn sinh viên nam, sinh viên năm 3 có điểm nhận thức MTHT thấp nhất ở tất cả khía cạnh, điểm trung bình tích lũy càng cao thì điểm nhận thức MTHT càng tăng. Sự hỗ trợ, trải nghiệm học tập, chương trình học và giúp sinh viên tương tác tốt hơn là các yếu tố nhà trường cần cải thiện để tạo ra môi trường học tập tích cực và hiệu quả hơn. Hoạt động ngoại khóa, tổ chức học tập thi cử, liên kết giữa các khóa có điểm MSLES cao nên cần phát triển mạnh hơn nữa.