Duyệt theo Tác giả "Cao, Kim Xoa"
Đang hiển thị 1 - 4 của tổng số 4 kết quả
Số kết quả/trang
Tùy chọn sắp xếp
Tài liệu Comparison of oral efficacy between PPIs and H2RAs in subjects for prevention and monitoring of peptic ulcer-associated recurrence rates from 1985 to 2021: A systematic review and meta-analysis(Nguyen Tat Thanh University, 2023) Cao, Kim Xoa; Tran, Vo Ngoc Minh; Nguyen, Diem KieuCurrently, although there are many randomized controlled trials comparing the effectiveness of proton pump inhibitors and H2-antihistamines in relation to peptic ulcer disease, meta-analytical studies on this topic are still limited and conclusions have not come to consensus. Therefore, a meta-analysis of randomized controlled trials evaluated by the Cochrane Collaboration tool is essential. From January 1st, 1985, to May 31st, 2022, the study was carried out on three databases: Pubmed, Cochrane, and Embase. Statistics are expressed as odds ratios, with confidence intervals of 95 %, and a random effects model is used. Results: Proton pump inhibitors increase the effectiveness of reatment more than H2-antihistamines. Specifically, on prevention subjects = 0.15 (95 % CI: 0.05-0.44), patients who are monitored for relapse rates without medication = 0.92 (95 % CI: 0.75-1.14), and with medication = 0.50 (95 % CI: 0.31-0.80). In conclusion, proton pump inhibitors are the first-line medicine for ulcer prevention and post-healing monitoring.Tài liệu Phân tích gộp đánh giá việc bổ sung vitamin D trong việc giảm lượng HbA1c và đường huyết lúc đói của người bệnh đái tháo đường type 2(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2022) Cao, Kim Xoa; Trần, Hà Linh; Đào, Văn Hưng; Lê, Đặng Xuân Bách; Trần, Võ Ngọc MinhNhiều nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled trial ‒ RCT) đã được thực hiện để đánh giá tác động của vitamin D ở người bệnh đái tháo đường type 2 trên hai chỉ số HbA1c và đường huyết đói (fasting blood glucose ‒ FBG) nhưng kết quả còn nhiều tranh cãi. Một phân tích gộp các RCT đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Consolidated Standards of Reporting Trials 2010 (CONSORT 2010) là cần thiết để đưa ra kết luận sau cùng. Truy xuất được thực hiện bởi 2 tác giả trên 3 cơ sở dữ liệu Pubmed, Cochrane và Embase. Phương pháp thống kê: phương sai nghịch đảo với mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect ‒ RE) và khoảng tin cậy (Confidence Interval ‒ CI) là 95 %. Có 23 thử nghiệm được phân tích gộp, trong đó 21 thử nghiệm đánh giá trên chỉ số HbA1c và 17 thử nghiệm trên chỉ số FBG với kết quả lần lượt là Mean Difference (MD) = -0,29; CI 95 %: (-0,52) − (-0,06) và MD = 0,07; CI 95 %: (-0,22) ‒ (0,35). Kết luận: việc bổ sung vitamin D qua đường uống giúp làm giảm đáng kể lượng HbA1c trên người bệnh đái tháo đường type 2 nhưng không ảnh hưởng đối với lượng FBG.Tài liệu Phân tích tổng hợp việc sử dụng vitamin B trong phòng ngừa và điều trị bệnh sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ do alzheimer(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Dương, Hớn Minh; Cao, Kim Xoa; Nguyễn, Ngọc Minh ChâuViệc ngăn ngừa và trì hoãn sự khởi phát của bệnh sa sút trí tuệ được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu của sức khỏe cộng đồng. Bài phân tích tổng hợp đề cập đến vấn đề trên với mục tiêu xem xét liệu bổ sung vitamin B12 có thể ngăn chặn sự tiến triển suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời cũng đánh giá việc sử dụng có giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức nhẹ ở người khỏe mạnh hay không. Có tổng cộng 18 nghiên cứu ngẫu nhiên lâm sàng có đối chứng liên quan đến 5.911 người tham gia được đưa vào phân tích tổng hợp. Biểu đồ rừng cho thấy bổ sung vitamin B không mang lại hiệu quả ở cả hai nhóm mắc bệnh suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ (Z = 3,08; p = 0,002; MD = 0,43; KTC 95 %: 0,16 ÷ 0,69) và nhóm người khỏe mạnh (Z = 0,86; p = 0,390; MD = 0,06; KTC 95 %: −0,07 ÷ 0,19). Nhưng lại có hiệu quả trong việc cải thiện nồng độ homosysteine (tHcy) trong huyết thanh (Z = 10,71; p = 0,000; MD = –0,75; KTC 95 %: –3,25 ÷ –2,25). Kết quả cho thấy: không có bằng chứng về tác dụng có lợi đối với mặt cải thiện nhận thức thông qua bổ sung vitamin B nhưng lại có hiệu quả trong việc giảm nồng độ tHcy.Tài liệu Phân tích tổng hợp đánh giá hiệu quả đường uống của thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng Histamin H2 kết hợp với kháng sinh trên người bệnh loét đường tiêu hóa có dương tính với Helicobacter pylori(Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 2023) Cao, Kim Xoa; Trần, Võ Ngọc Minh; Trương, Nguyễn Minh Hoàng; Nguyễn, Hoàng Bảo Hân; Nguyễn, Ngọc Thoại Nhi; Nguyễn, Đình Nam; Trương, Thị Ngọc DiễmHelicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh lí liên quan đến loét dạ dày - tá tràng. Nhiều nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) đã được thực hiện để đánh giá vai trò của thuốc ức chế bơm proton (PPI) và thuốc kháng histamin H2 (H2RA) khi kết hợp với kháng sinh trong điều trị H. pylori nhưng kết quả còn nhiều mâu thuẫn. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá có hệ thống mang tính cập nhật hơn khi gộp các RCT để so sánh các thuốc nhóm H2RA và PPI kết hợp với kháng sinh trong việc loại bỏ H. pylori. Sau sàng lọc, số liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê phương sai nghịch đảo, mô hình tác động ngẫu nhiên (random effect - RE) và khoảng tin cậy (KTC) là 95 %. Có tổng cộng 25 thử nghiệm từ 21 RCT đạt tiêu chuẩn thông qua sàng lọc với 1.763 người tham gia nhóm PPI và 1.729 người nhóm H2RA cho kết quả không có sự khác biệt giữa hai nhóm thuốc khi kết hợp với kháng sinh trong điều trị bệnh loét dạ dày - tá tràng dương tính H. pylori với OR = 1,25; 95 % KTC: 0,81-1,93.