Nguyễn, Thị Phương ThùyDanh, Đức KhảiLư, Bích Ngọc GiàuVũ, Thị Hiệp2025-02-122025-02-122024Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. (2024). Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành [Journal of Science and Technology - NTTU], Tập 7, Số 5. ISSN 2615-90152615-9015https://repository.ntt.edu.vn/handle/298300331/2227 tr.Viễn chí có tác dụng an thần ích trí, hóa đàm, chỉ khái, giải độc, nhưng khi dùng sống có thể gây kích ứng dạ dày và tổn thương đường ruột. Để giảm độc tính và tăng hiệu quả điều trị, Viễn chí được bào chế bằng nhiều phương pháp, trong đó Bộ Y tế Việt Nam hướng dẫn hai phương pháp là Viễn chí sao cám và Viễn chí chích cam thảo. Trong nghiên cứu này, tác dụng an thần được đánh giá bằng mô hình sáng tối và rotarod. Kết quả cho thấy Viễn chí phiến không thể hiện tác dụng an thần ở liều thử nghiệm. Viễn chí sao cám và Viễn chí chích cam thảo đều thể hiện tác dụng an thần ở liều uống 2,88 g dược liệu/kg. Viễn chí sao cám có tác dụng an thần tương đương với Viễn chí chích cam thảo trong các mô hình thử nghiệm. Sự gia tăng hiệu quả an thần có thể liên quan đến việc tăng hàm lượng saponin và tenuifolin sau khi chế biến. Như vậy, các phương pháp bào chế có ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng an thần của Viễn chí. Những phát hiện này cung cấp bằng chứng để tối ưu hóa việc sử dụng Viễn chí trong lâm sàvi-VNViễn chíBào chế thuốcPhương pháp bào chếThuốc an thầnMô hình sáng tốiRotarodẢnh hưởng của phương pháp bào chế đến tác dụng an thần của Viễn chí trên thực nghiệmArticle