Huỳnh, Hữu ĐạtĐỗ, Tiến Vinh (Hướng dẫn)Võ, Ngọc Vũ (Hướng dẫn)2023-10-162024-08-132023-10-162024-08-132022https://repository.ntt.edu.vn/handle/298300331/504148 tr.Đề tài đã đáp ứng được yêu cầu về việc đánh giá hiệu lực diệt sâu đục trái trên đậu đũa tại xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Quá trình điều tra cho thấy có 5 loại côn trùng gây hại phổ biến bao gồm sâu vẽ bùa, sâu khoang, rệp, rầy xanh và sâu đục trái trong đó nhiều nhất là sâu đục trái với tỷ lệ bắt gặp cao nhất hơn 50%. Mật độ gây hại của sâu đục trái gây hại tại khu vực điều tra là 1,55 con/trái, xuất hiện nhiều nhất vào lúc đậu 92 ngày tuổi. Dịch chiết từ rễ cây thuốc cá bằng acetone cho kết quả diệt sâu đục trái tốt nhất ở ngày 1 là 78,80 % so với 3 dung môi còn lại, lần lượt là cồn 96o ở ngày 1 là 57,38 %, chloroform là 39,89 %, nước cất là 23,13 %. Đến 3, 5, 7 ngày sau phun acetone vẫn cho hiệu quả cao hơn.vi-VNHiệu lực thuốcThuốc trừ sâuRotenoneĐánh giá hiệu lực trừ sâu đục trái trên cây đậu đũa của hoạt chất Rotenone từ cây thuốc cá (Derris elliptica Benth): Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Công nghệ sinh họcTechnical Report