Trần, Thị Phương UyênHà, Bình ThuậnPhạm, Hồng Thắm2024-08-222024-08-292024-08-222024-08-292024Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. (2024). Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành [Journal of Science and Technology - NTTU], Tập 7, Số 1. ISSN 2615-9015.ISSN 2615-9015https://repository.ntt.edu.vn/handle/298300331/503239 tr.Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022 Viêm phổi bệnh viện thường do các vi khuẩn đa kháng thuốc và có tỉ lệ tử vong cao. Mục tiêu của đề tài nhằm khảo sát việc tuân thủ sử dụng kháng sinh với hướng dẫn của Hội các bệnh nhiễm khuẩn Hoa Kỳ (IDSA) và Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) năm 2016 về chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả, hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong năm 2022. Kết quả: thu thập 250 hồ sơ bệnh án, tuổi trung bình là 67,45 ± 15,8; nam chiếm 54,4 %. Kháng sinh điều trị ban đầu theo kinh nghiệm: -lactam được dùng nhiều nhất, có 82,5 % hoạt chất kháng sinh phù hợp với hướng dẫn, thường sử dụng niperacillin/tazobactam + levofloxacin (10%). Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn gram âm đa kháng (79,4 %): nổi bật là A. baumannii (26,5 %). Có 38 % bệnh nhân được làm kháng sinh đồ. Sau khi có kháng sinh đồ: thường sử dụng colistin + ampicillin/sulbactam (7,8 %). 73,4 % phác đồ dùng theo kháng sinh đồ. 68 % bệnh nhân đã được điều trị thành công. Kết luận: tác nhân phổ biến nhất trong viêm phổi bệnh viện là vi khuẩn gram âm, có tỷ lệ đề kháng cao. Việc sử dụng kháng sinh tương đối tuân thủ theo hướng dẫn.vi-VNViêm phổi bệnh việnHướng dẫn IDSA/ATSA. baumanniiThuốc kháng sinhKhảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định năm 2022Article