Trần, Hồng DiễmPhùng, Thị Thu Hường2024-08-232024-08-292024-08-232024-08-292021Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. (2021). Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành [Journal of Science and Technology - NTTU], Số 14. ISSN 2615-9015.2615-9015https://repository.ntt.edu.vn/handle/298300331/501137 tr.Bệnh tay chân miệng (TCM) thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gây ra bởi các chủng vi rút thuộc họ enterovirus, trong đó hai tác nhân chính là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus A16 (CVA16). EV71 và CVA16 có thể gây nên các biến chứng như viêm não, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong. Đến nay vẫn chưa có vắc xin và thuốc trị đặc hiệu cho EV71 và CVA16. Vì thế việc phát hiện chẩn đoán nhanh hai loại vi rút này là rất cấp thiết. Phương pháp phát hiện bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, kĩ thuật sinh học phân tử RT-PCR đang là tiêu chuẩn vàng dùng chẩn đoán TCM. Tuy nhiên, RT-PCR đòi hỏi thiết bị phức tạp, đắt tiền và chỉ có thể thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Trong khi đó, RT-LAMP thừa hưởng tất cả ưu điểm của RT-PCR về độ nhạy, độ đặc hiệu đồng thời kĩ thuật lại đơn giản dễ thực hiện. Trong nghiên cứu này, quy trình RT-LAMP được tối ưu có khả năng phát hiện trình tự mục tiêu của EV71 và CA16 với giới hạn phát hiện 1 fg đối với EV71 và 10 fg đối với CA16, phản ứng được thực hiện tại nhiệt độ cố định (60 0C) trong 35 phút, kết quả có thể được xác định bằng mắt thường thông qua màu sắc của phản ứng thể hiện tiềm năng ứng dụng cao của phương pháp đối với chẩn đoán bệnh tại chỗ.vi-VNEnterovirus 71Coxsackievirus A16RT-LAMPIsothermalBệnh tay chân miệngThuốc đặc trịVi rútChẩn đoán bệnhPhát hiện nhanh Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16 bằng phương pháp khuếch đại đẳng nhiệt vòng lặp (RT-LAMP)Article