Nguyễn, Phương DungLê, Thị Thu Hương2024-08-232024-08-292024-08-232024-08-292018Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. (2018). Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Nguyễn Tất Thành [Journal of Science and Technology - NTTU], Tập 1, Số 3. ISSN 2615-9015.2615-901https://repository.ntt.edu.vn/handle/298300331/501445 tr.Tình hình chung và mục tiêu nghiên cứu: Theo thống kê của bác sĩ Nguyễn Xuân Huyên, số bệnh nhân đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20% ở phòng khám chuyên khoa thần kinh. Theo nghiên cứu của Qi Fengqi và cộng sự trên thực nghiệm cho thấy Bá tử dưỡng tâm hoàn có tác dụng an thần. Trong bài Bá tử dưỡng tâm hoàn, vị thuốc Thạch xương bồ có tác dụng cải thiện các triệu chứng phụ của mất ngủ. Tuy nhiên, độc tính của tinh dầu Thạch xương bồ tăng theo hàm lượng β-asaron chứa trong đó. Mục đích nghiên cứu là khảo sát tác dụng an thần của cao chiết từ bài thuốc Bá tử dưỡng tâm hoàn không có Thạch xương bồ trên thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Độc tính cấp đường uống theo phương pháp Kaber-Behren. Khảo sát thời gian ngủ của chuột trên mô hình an thần kéo dài thời gian ngủ với Pentobarbital. Đánh giá thời gian ra ngăn sáng của chuột trên mô hình hai ngăn sáng - tối. Kết quả: Nghiên cứu độc tính cấp cho thấy liều uống 27,48g cao/kg thể trọng là liều tối đa không gây chết chuột thử nghiệm. Cao thuốc liều 1,14g/kg chuột, liều 2,29g/kg chuột và 4,57g/kg chuột tại thời điểm 60 phút làm tăng thời gian ngủ không có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (lô uống nước cất). Cao thuốc liều 2,29g/kg chuột và liều 4,57g/kg chuột, tại thời điểm 60 phút, thời gian ra ngăn sáng tăng có ý nghĩa thống kê so với lô chứng.vi-VNBá tử dưỡng tâmAn thầnβ-asaronKhảo sát tác dụng an thần của bài thuốc Bá tử dưỡng tâm hoàn không có thạch xương bồ trên thực nghiệmArticle